Quá trình công tác

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 28)

Minh Huệ và Trần Hữu Thung cùng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc. Sự nghiệp văn học của họ đi suốt chiều dài của hai cuộc chiến tranh cho đến mãi sau này. Cũng giống như Tố Hữu, Minh Huệ và Trần Hữu Thung làm thơ trước hết là để tuyên truyền cách mạng.

Trần Hữu Thung (1923-2000) đã từng tham gia Việt Minh từ 1944. Năm 1945 ông tham gia giành chính quyền ở quê nhà và làm chủ tịch xã. Từ năm 1947 đến 1948, ông học lớp văn hóa kháng chiến Liên khu IV tại Quần Tín - Thanh Hóa. Khoảng thời gian 1948-1954 ông làm việc ở Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Liên khu IV, Chi hội văn nghệ Liên Khu IV. Trong khoảng thời gian này ông đã cho ra đời một bài thơ đặc sắc Thăm lúa. Bài thơ vừa thể hiện sự thủy chung trong tình chồng vợ lại vủa thể hiện sự gắn bó mật thiết trong tình quân dân, hậu phương với tiền tuyến. Ông còn viết những tập thơ nêu cao tinh thần chiến đấu, như: Hai Tộ hò khoan (tập thơ-1951), Dặn con (tập thơ-1954). Sau đó một thời gian, ông đi chiến dịch Hà Nam Ninh. Từ năm 1955-1965 ông giữ chức ủy viên chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Thời gian này ông cho ra đời các tập thơ Ðồng tháng Tám (1956), Gió Nam (thơ kể chuyện-1962). Trong giai đoạn chống Mĩ ông viết tiếp hai tập thơ Đất quê mình (1971) và Tiếng chim đồng (1975) thể hiện nhiệt huyết cách mạng vô bờ. Ông là Ủy viên Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm ở Tòa soạn Tuần báo Văn nghệ; là Ủy viên chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Từ năm 1966 đến khi về hưu, ông giữ chức Hội trưởng Hội Văn học Nghệ Tĩnh - Nghệ An.

Minh Huệ tên thật là Nguyễn Đức Thái ( 3/10/1927-11/10/2003). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông có các bút danh khác là Quốc Minh, Nguyễn Thái. Từ 1/5/1945, ông hoạt động bí mật trong đội thanh niên cứu Quốc. Tháng 8/ 1945, ông là cán bộ tuyên truyền, đến tháng 7/1947 ông trở thành đội trưởng đội tuyên truyền kháng chiến. Từ năm 1948 đến 1949, ông là cán bộ tuyên

huấn Liên Ủy. Năm 1950 - 1951, ông là biên tập viên của nội san Liên Ủy của Quân khu IV. Năm 1952 - 1955, ông giữ chức Bí thư chi bộ chiến dịch hòa bình của Đông Bắc, Giáo vụ Tuyên huấn của Tỉnh ủy. Ông viết tác phẩm (1954). Từ 1955 – 1958, ông phụ trách chi hội Liên khu IV, phó trưởng ty Văn hóa. Lúc này ông viết tập thơ Tiếng hát quê hương (1959). Từ 1961 – 1963, ông là Tổ trưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Ông lần lượt viết các tác phẩm: Rừng xưa rừng nay (1962), Đất chiến hào (1970), Mùa xanh đến (1972), Ngọn cờ Bến Thủy ( 1974 – 1979). Từ năm 1976 – 1991, ông trở thành Hội trưởng, Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ Tĩnh. Giai đoạn này ông đóng góp tác phẩm Người mẹ và mùa xuân (truyện kí – 1981), Thưởng thức

thơ viết về Bác Hồ (1992). Năm 1993, ông nghỉ hưu.

Minh Huệ và Trần Hữu Thung là hai người con nhiệt tâm với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ, với quê hương xứ Nghệ. Cuộc đời và sáng tạo văn chương nghệ thuật của hai ông đều gắn bó với miền Trung, xứ Nghệ. Sáng tác của hai ông đều hướng tới mục đích tuyên truyền cách mạng. Để phục vụ cho mục đích đó, Minh Huệ - Trần Hữu Thung lựa chọn những thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ: thơ 5 chữ và thơ lục bát gần với ca dao, dặm, vè xứ Nghệ. Đến nay, những vần thơ in đậm dấu ấn văn hóa xứ Nghệ của Minh Huệ và Trần Hữu Thung vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 28)