Quan điểm nghệ thuật của Minh Huệ và Trần HữuThung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 29)

Điểm gặp gỡ trong quan điểm nghệ thuật của Minh Huệ và Trần Hữu Thung là họ làm thơ với mục đích trước hết để phục vụ cách mạng, phục vụ

cuộc kháng chiến vệ Quốc vĩ đại. Mục đích đó đã chi phối đến việc lựa chọn đề tài và nghệ thuật thể hiện của hai nhà thơ yêu nước này.

Nhà thơ Minh Huệ khai thác sâu về đề tài lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Ông viết về Bác không ngừng với tất cả lòng trân trọng và ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của Người. Ông đã từng khẳng định một cách tâm huyết

Tôi sẽ tiếp tục viết về Bác cho đến khi nhắm mắt xuôi tay[68]. Ông đã có hơn

100 bài thơ về Bác. Trong số những bài thơ viết đó có bài Đêm nay Bác

không ngủ để lại trong chúng ta những xúc động sâu xa nhất. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ viết vào lúc tên tuổi Hồ Chí Minh đã là niềm kính phục

của cả dân tộc, là lúc người đang trăn trở trước vận mệnh của dân tộc bị đế quốc Pháp xâm lược. Minh Huệ chọn được một trong vô vàn biểu hiện của Bác khi cùng quân dân trên đường chiến dịch để ghi lại thành thơ. Bài thơ kính yêu Bác của ông cũng là tư tưởng, tình cảm của người cầm bút trước thời cuộc. Nó là câu chuyện kể thành đạt cả khi ông chưa có ý làm văn chương. Bài thơ ấy cùng với các bài thơ khác như: Mừng thọ, Bác giữa Ba Đình, Tâm

tình đã khiến chúng ta cảm động vô bờ.

Ngoài ra ông còn khai thác đề tài đời tư, viết về người yêu, vợ, con và cháu của mình, mảng đề tài thứ hai này cũng khá thành công. Có những tác phẩm làm ngân rung tâm hồn người đọc, như: Chia tay đầu trăng mật, Nghĩ

tới em, Đầy đặn, Con dâu mới thật. Với mục đích phục vụ cách mạng, Minh

Huệ thể nghiệm ngòi bút của mình trên nhiều lĩnh vực: thơ, truyện ngắn, bút kí, câu đối, phê bình văn học nhưng thành công nhất vẫn là lĩnh vực thơ ca. Mục đích đó được thể hiện trong lối viết. Minh Huệ đã lựa chọn cách nói trong sáng, dễ hiểu, gần gũi với người đọc người nghe. Báo Nhân dân (ngày 11-4-1993) đã có bài khẳng định Minh Huệ thuộc lớp nhà thơ trưởng thành

trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lời thơ trong sáng, khỏe khoắn, mới mẻ, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Thơ ông chân tình

đằm thắm, đậm đà bản sắc văn hóa dân gian vùng quê Nghệ Tĩnh. Hoàng Minh Châu trong Lời tựa cuốn Minh Huệ tuyển tập, đã viết Qua thơ văn chứng tỏ anh ít băn khoăn về nội dung, chừng như nội dung đã là đường đi nước bước, vốn sống, cách sống không tách rời nội dung. Cái đúng cái tốt đó có thực hiện được trong toàn bộ bài viết hay không, có tác dụng nhiều hay ít còn là điều hoàn toàn tùy thuộc vào gu của từng người đọc.[29]. Quả thật vậy, Minh Huệ không phải cất công đi tìm đề tài cho thơ mình, bởi dường như viết về Bác thuộc cái gu của nhà thơ rồi. Niềm trăn trở trong ông chỉ còn là tìm ra hình thức thơ sao cho mới mẻ nhưng phải phù hợp với đối tượng quần chúng Nhân dân. Cuối cùng neo đậu lại trong lòng quần chúng độc giả là những bài thơ gần với thơ ca dân gian. Mã Giang Lân đã từng nhận xét Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta là nhờ ở tâm hồn đằm

thắm, chân tình đôn hậu của ông. Chúng ta đòi hỏi nhiều ở tác giả, nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm của một vùng văn hóa in sâu trong lòng mỗi câu chữ thì không ai có thể quên được…[43]. Thơ Minh Huệ thể hiện tấm chân tình da diết, chính điều đó đã đưa đến thành công cho thơ ông đúng như Nguyễn Sĩ Đại nhận xét Thành công của Minh Huệ và nhiều người

khác bắt đầu từ tấm lòng [13].

Minh Huệ đã để lại cho nền văn học cách mạng những tác phẩm tiêu biểu là: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào, (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992). Ông đã được nhận giải thưởng nhà nước 2007 – giải thưởng xuất sắc có giá trị cao về văn học nghệ thuật ngợi ca Đất nước, Nhân dân góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ Quốc. Ông được công nhận là nhà thơ lão thành cách mạng.

Cũng như Minh Huệ, Trần Hữu Thung làm thơ là để tuyên truyền cổ động cách mạng. Ông khai thác đề tài các chị dân quân, các anh hỏa tuyến và về cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ. Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến chuyện đời tư, chuyện vui, buồn, được, mất của cuộc đời mình mà chỉ vui buồn cùng vận nước, tình dân. Ông có phong cách một nhà thơ dân gian. Thơ của ông dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ. Bởi đối với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Ông viết những vần thơ nhằm ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời thơ chân tình, mộc mạc, mang tính phổ cập. Lòng yêu nước của Trần Hữu Thung được nhen nhóm từ những câu chuyện bà kể và từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương ông. Qua lời tâm sự của Trần Hữu Thung phần nào chúng ta hình dung được quan niệm nghệ thuật của nhà thơ:

"Tôi được nghe những mẫu chuyện đánh Tây từ thuở nhỏ, đâu chừng bảy tám tuổi.

Những đêm đông giá rét bên bếp gộc lò sưởi gia đình, tôi ngồi tựa vào lòng bà nội mà nghe kể. Những mẩu này thường được xen vào sau những bài vè, những đoạn Kiều, Tống Trân rồi liên hệ đến “thời buổi”, và bà tôi kể thầm…phải, hồi đó phải kể thầm.

Tuổi nhỏ thường tò mò và nhớ dai. Càng bị cấm, trí tò mò càng bị kích thích. Cho đến nay, giọng kể của bà tôi hầu như còn thì thầm bên ánh lửa…

“ Một hôm, các “ngài” họp ở nhà quan Biện bàn kế đánh Tây. Trong cuộc họp một ông cử có ý tháo lui, quan Biện đập án thư quát:

- Các người chỉ nghĩ đến riêng mình mà bỏ quên dân. Thôi, về xách váy cho vợ!

“Chính cái lò rèn ông Túc Viện đầu cổng chợ là nơi xưa rèn dáo mác cho nghĩa quân.

“ Nơi quán Rài kia là chỗ dàn thế trận…

Có lần tôi hỏi bà: “ Tại sao ông “ học” Vượng lại thường cởi truồng ngồi đầu thôn mà hát?” Bà tôi nói khẽ: “ Ấy, những người như thế thường là bất đắc kì chí. Trong bụng ông ta học nhiều chữ quá nên hóa cuồng. Chữ thì thi cử đã bỏ. Nghĩa thì – bà tôi kể sang chuyện ông khác- bức chí vì chậm chân không xuất ngoại được” ( bà dùng chữ “xuất ngoại” để chỉ phong trào xuất dương) Bà tôi thường kết luận:

“ Thời vận chưa đến đó thôi. Người nước Nam ta tài giỏi lắm! Cứ nhìn vào ông Tác- Lực làng ta thì rõ. Người anh đưa Tây về nhà bắt ông ta, hắn đứng trên tường nhà gạch gọi xuống:

- Em ơi em! Thế sự đã tàn, em nên nghĩ đến tổ tiên, nghe anh ra mà hàng đi”

Ông Tác thò đầu ra mái tranh, nói to lên:

- Anh ơi anh, hòn lèn có nằm sấp xuống em mới chịu bó tay anh ạ.” “ Giặc bắn ông gẫy chân, ông vẫn chạy thoát!

Tôi say sưa nghe những mẫu chuyện như thế. Và cứ như một xoáy nước cuốn rộng ra dần, những câu chuyện đánh Tây cũng mỗi ngày một thêm phong phú. Các cụ già kể tiếp cho tôi nhiều mẩu mới hơn, lôi cuốn hơn nữa. Thí dụ có cụ kể: “ Ông Mao Trạch Đông có cái đầu to như mặt trời mới mọc! Ông Nguyễn Ái Quốc có đôi mắt nhìn suốt từ “ Ba-ri” thấu Bến Thủy!”

Sau này, qua cách mạng tháng Tám và kháng chiến trường kì dồn dập không biết bao nhiêu là sự kiện và nhân vật anh hùng đã phát sinh. Hình như những mẫu chuyện đời xưa ấy đã bị lấn át đi rồi. Hay có nhắc lại chăng nữa tôi cũng coi đó như là những câu chuyện” thần thoại” với một câu kết vừa kính trọng vừa gợi buồn cười: Ông cha chúng mình ngày xưa đánh Tây như thế đó!

Nhưng lại có một sự thật là kiến thức càng được mở thêm thì những mẫu chuyện ngày xưa lẻ tẻ, rời rạc, có tính chất truyền thuyết ấy lại càng bám sâu, bám hoài vào trí nhớ của tôi. Nó như cái mối dây hiểu biết của tôi về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Nghe ai kể, đọc sách hay bản thân được chứng kiến, tôi lại vẫn quây về cái đầu mối dây ấy mà tưởng tượng, mà hình dung.

Đúng là trí nhớ thường làm việc với cả tình cảm. Sao tôi mến và say mê những câu chuyện, những con người của thời cần vương, thời Xô-Viết Nghệ- Tĩnh đến thế! Thích nghe và thích kể phải chăng là để thỏa mãn mơ ước của mình?

Mối cảm tình đặc biệt đó càng ngày càng được sắc đọng và đã thành một thúc giục trong lòng tôi: phải viết ra dù bằng hình thức nào cũng được.

Sao lại không viết ra nhỉ?

Các cụ và bà nội ngày xưa vì sợ giặc mà phải kể thầm! Sao ngày nay, cái đồn Tây đã trở thành hội quán của hợp tác, mà bút tôi lại lặng thinh?

“ Người nước Nam ta tài giỏi lắm”- bà tôi nói thế. Nay tôi nói: “ Nhân dân ta rất anh hùng”. Sao lại không ghi lấy những gương bất khuất?

Đâu phải là chuyện chơi đồ cổ!

Chính cuộc sống mới, con người mới vô cùng phong phú ngày nay lại giục giã tôi. Chính tin tức và không khí sản xuất, đấu tranh thắng lợi hàng ngày của thôn xóm ở hai miền đất nước lại càng nhóm mạnh thêm nguồn cảm hứng của tôi.

Tôi viết.

Vốn liếng có được là bao! Chỉ vẻn vẹn có mấy mẩu chuyện rời rạc, lẻ tẻ, mỗi nơi kể một khác và thêm một số bài vè.

Nhưng, đó là cái nền, cái vốn quý. Vì, tôi vẫn trìu mến nó như những ngày nào. Mọi kiến thức chính xác qua sử sách đều được xây lên trên cái nền

ấy. Tôi nhào nặn mọi thứ lại rồi mạnh dạn đặt ra theo kiểu tưởng tượng của riêng mình. Cho nên, xin đừng coi đây là tài liệu lịch sử.

Ấy thế mà, cho đến khi viết xong, tôi lại thấy rằng: kể chưa hết. Làm sao mà gói hết vào được tập chuyện này bây giờ?

Rồi, tôi cũng thấy rằng đây chưa phải là một chuyện mà chỉ mới là từng mảnh một có ít nhiều dính líu với một số nhân vật thôi. Và cuối cùng hình như đây càng chưa phải là anh hùng ca. Thì ra, quá trình sáng tác quả là một quá trình nhận thức gay go và gian khổ. Biết được đây chỉ mới là một lối kể chuyện; biết rõ rằng mình mới làm được ít ỏi như thế này, nhưng vẫn gắng ra mắt bạn đọc, vì cần để phục vụ đã.

Kinh nghiệm rút ra được trong khi viết đã quý. Kinh nghiệm học hỏi được sau khi đưa ra phục vụ càng quý hơn."[65]

Quan niệm về hình thức thơ, Trần Hữu Thung không đề cao sự trau chuốt hình thức mà coi trọng sự chân thực, giản dị, tự nhiên trong lối thể hiện. Thơ Trần Hữu Thung làm lay động lòng người không phải bởi ở sự trau chuốt ngôn từ hay ở cấu trúc ngữ pháp mà ở chỗ tình cảm chân thành mộc mạc. Nhà thơ Huy Phương khi viết về Trần Hữu Thung đã cho rằng: "Con người ấy-

nhà thơ ấy đã từng nêu cảm nhận: Tôi vẫn còn nhớ cái lần đầu tôi gặp Trần Hữu Thung ở cơ quan Chi hội Văn Nghệ Liên Khu IV. Trước mắt tôi là một anh chàng với cái dáng của một lực điền, vạm vỡ trong bộ áo quần nâu đã hơi bạc màu, có khuôn mặt vuông sạm nắng, đôi mắt nhìn thẳng tự ti dưới đôi lông mày rậm. Anh Lưu Trọng Lư săn đón giới thiệu con người ấy với tôi : “ Trần Hữu Thung đấy!”và chìa vào tay tôi bài thơ “Thăm lúa” mà có lẽ Trần Hữu Thung vừa làm xong, còn chép trên một mảnh giấy nứa, Hồi ấy tôi ở Quân Giới vừa ra ít lâu, đang còn tò mò đối với tất cả những gì mà người ta viết về nông thôn."[62]. Bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung mang cái chất

hậu ở Trần Hữu Thung, tấm lòng gắn bó của ông với hàng xóm, quê hương, thể hiện một cách bộc trực và giản dị trong cuộc sống cũng như trong những bài thơ, những bài ca dao, đã gây được một ấn tượng đáng kể đối với nhiều người cầm bút khác cùng lứa tuổi đang hăm hở trên những bước đầu của nghề viết. Đến với Trần Hữu Thung, qua tác phẩm của ông, người đọc có thể bắt gặp ngay được cái điệu rung cảm của một tâm hồn mang màu sắc và phong cách riêng của cả một miền, một vùng đất nước, một lớp người đi trước chúng ta. Ông là cây bút vô cùng nhạy cảm với thiên nhiên và vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc. Dẫu khi phác họa vài nét chấm phá qua một giọt Sương treo đầu

ngọn cỏ, một ráng mây, một tiếng chim buổi sáng, để đặt nó vào một dòng

thơ, một câu ca dao, hay khi muốn bao quát cả một vùng sông núi với những hình ảnh hùng vĩ như anh đã làm trong tập trường thiên Gió Nam, Trần Hữu Thung vẫn thể hiện một cái nhìn cặn kẽ và thuần phác, tinh tế mà vẫn hồn hậu, ấm áp. Chất hiện thực cuộc sống được đưa vào trong thơ Hữu Thung rất phong phú đó là mảnh ruộng nứt nẻ dưới chân trâu, là lũy tre vòng quanh thôn nhỏ, là tiếng cuốc chim trên công trường thủy lợi, là một buổi họp bình nghị thuế nông nghiệp, là ông cụ tri điền, là bà mẹ chiến sĩ, những đoàn trai và gái đi dân công trên đường ra mặt trận…

Xứ sở mưa rào, nắng xói, gió nam cào, nam cuốc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Trần Hữu Thung. Những chặng đường cách mạng gian lao, những hiện thực cuộc sống vô cùng ngổn ngang đều in đậm trong tâm trí Hữu Thung tạo nên dáng vẻ không nhầm lẫn được trong thơ ông. Thơ Trần Hữu Thung tạo nên sức truyền cảm không hẳn là nhờ ở ý, ở chữ và lời, mà trước hết là ở cái cách nói, ở cái giọng nói riêng, chỉ riêng của ông thôi. Ta bắt gặp trong thơ ông một cách diễn đạt, một lối cấu tạo hình ảnh đôi khi đến mức làm ta bỡ ngỡ chỉ có Trần Hữu Thung mới viết được như thế. Cái bản sắc riêng trong thơ Trần Hữu Thung được bắt nguồn từ một tập quán dân gian.

Chính cái đó góp phần làm nên tên tuổi Trần Hữu Thung và tạo sức sống lâu bền cho thơ ông. Trần Hữu Thung không mất công đi kiếm tìm những lí thuyết hàn lâm để làm thơ mà chính những vần thơ tự tuôn trào như mạch nước suối rừng tự nhiên tuôn chảy vậy. Tâm hồn ông chân thực làm nên thơ ông chân thành. Tấm lòng ông trong sáng, ngay thẳng làm nên thơ ông dung dị, hồn nhiên. Thơ Trần Hữu Thung đã đi vào cuộc kháng chiến trong những buổi tập văn nghệ, những buổi họp đoàn thể một cách tự nhiên. Chính vì thế thơ ông có sức lan tỏa rất lớn. Trần Hữu Thung từng ý thức được rằng thơ ông là để phục vụ. Và hơn thế nữa là để dâng hiến cho kháng chiến, cho cách mạng cho dân cho nước. Thơ của Trần Hữu Thung cũng chính là con người ông đó. Những sáng tác tiêu biểu của Trần Hữu Thung:

- Anh vẫn hành quân (thơ ) (1983), Nxb Nghệ Tĩnh. - Tiếng chim đồng (thơ) (1975), Nxb văn học.

- Sen quê Bác (thơ) (1987), Nxb tác phẩm mới. - Kí ức đồng chiêm (1988), Nxb Nghệ Tĩnh.

- Tuyển tập Trần Hữu Thung (1971), Nxb Nghệ An - Chị Minh Khai (1963), Nxb phụ nữ.

- Ca dao về Bác Hồ(1998), Nxb Nghệ An.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 29)