Sự đằm thắm, mặn mà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 46)

Thơ là sự thổ lộ tự nhiên của tình cảm mãnh liệt. Nó bắt nguồn từ cái tình cảm được nhớ lại lúc trầm tư. Nhà thơ suy tư tình cảm ấy cho đến khi có một thứ phản ứng làm tiêu tan trầm tĩnh, liền có một tình cảm tương tự như cái tình cảm được trầm tư dần dần nảy sinh, tồn tại thực sự trong tâm hồn nhà thơ. Một bài thơ thành công nói chung đều bắt đầu từ tình cảm đó.(Uyliam Uôcxơuôdơ) [61].

Quả thật vậy, chúng ta rung động trước những vần thơ dạt dào tình cảm của Minh Huệ và Trần Hữu Thung cũng bởi thứ tình cảm ấy được kết đọng từ trong trái tim chân thành tha thiết của thi nhân được lan tỏa trong từng câu chữ.

Nhắc đến những vần thơ hữu tình của Minh Huệ và Trần Hữu Thung chúng ta không thể nào quên được những bài thơ của Minh Huệ, như: Chia

tay đầu trăng mật, Một tia nắng nhỏ, Tự hào, Đầy đặn ; của Trần Hữu Thung như: Thương binh, Chợ tết sau chân núi... Đọc bài thơ Thăm lúa, đọng lại trong lòng người đọc là những ấn tượng không phai mờ về hình ảnh đôi vợ chồng trẻ thật đáng yêu người ở hậu phương, người ngoài tiền tuyến. Chính sự bẽn lẽn, vụng về của chàng trai đã làm nên điều đáng yêu :

Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng Vượt cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo:

- “ Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt…”

Những cử chỉ ý tứ, những lời dặn dò ân tình của anh không thể nào dấu nổi cảm xúc mãnh liệt dành cho người vợ trẻ "Nhớ lấy để mùa sau/nhà cố

làm cho tốt". Bên cạnh người chồng là hình ảnh người vợ dịu dàng, mộc mạc

với một tình cảm mặn nồng thủy chung:

Xòe bàn tay bấm đốt Tính đã bốn năm ròng Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ!

Chỉ một chữ nhớ thôi cũng đã gói trọn được tình cảm mà người vợ dành cho người chồng ra trận. Không phải là chữ trông, cũng chẳng phải chữ mong bởi em sợ làm anh nóng ruột, rối lòng và không hoàn thành nhiệm vụ trên tiền tuyến. Em nhận về mình một chữ nhớ để yêu

thương anh mà thôi. Chừng đó cũng đủ cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng tâm hồn Em. Sự chung thủy trong tình yêu chồng vợ đó là một điều rất đáng trân trọng làm nên hạnh phúc gia đình. Đó còn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp đã được nhân dân ta ca ngợi bao đời. Với nghĩa vợ chồng, người con gái xứ Nghệ có thể vượt mọi chông gai:

Nghe tin anh đau đầu chưa khá Em băng ngàn bẻ lá về xông

Ước mần răng cho trọn đạo vợ chồng Đổ mồ hôi em quạt, trộ gió lồng em: che

Ta còn cảm nhận được tình cảm đằm thắm yêu thương trong tình chồng vợ ở câu ca dao: "Râu tôm nấu với rọt bù/ Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon". Sự kết hợp giữa râu tôm rọt bù trong cái thiếu thốn về vật chất với cái gật gù (chứ không phải chỉ là gật đầu) giàu có trong đời sống vợ chồng, đã toát lên sự đồng cảm sâu sắc, chia sẻ, động viên đầy ân nghĩa. Đối với con cái, người phụ nữ nào cũng có thể hy sinh:

- Mấy lâu buôn bán nuôi ai Mà áo em rách, mà vai em mòn? - Mấy lâu buôn bán nuôi con

Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai...

Với tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng còn được ví như:

Xung quanh những họ cùng hàng Coi nhau như ngọc như vàng mới nên

Cuộc sống vốn bần hàn, vất vả mưu sinh, người phụ nữ xứ Nghệ được xem là không biết làm duyên, làm dáng. Cũng có thể: Khăn nâu áo vải là thường/ Cốt trau cho được luân thường là hơn. Minh Huệ đã thấm sâu ngọn

nguồn cảm xúc của văn học dân gian xứ Nghệ nên thơ ông cũng mang tình điệu ngọt ngào tha thiết ấy khi viết về người bạn đời:

Mỗi bận anh về… mỗi tối tân hôn Hai ta mới mãi tuổi trăng tròn Vợ chồng ấp trọn tình chung thủy Như hoa ấp nhụy ủ hương xuân.

Bài thơ với những hình ảnh rất đẹp hoa, nhụy, những hình ảnh đầy thơ mộng ấy luôn sát kề, quấn quyện bên nhau gợi cho ta liên tưởng đến sự gắn bó thủy chung sâu nặng của đôi vợ chồng với tình nồng mới mãi tuổi trăng

tròn. Cũng trong trường cảm xúc đó chúng ta không khỏi bồi hồi trước tình nồng của đôi vợ chồng mới cưới nhưng phải xa nhau ở bài thơ Chia tay đầu trăng mật của Minh Huệ:

Mùng cưới, nếp là em mới buông Gối tay chưa kịp nhàu nếp áo Sực có tin về đi chiến đấu

Anh bồi hồi lên hỏa tuyến thu Đông

Vì hoàn cảnh chiến tranh, anh phải chia tay em để lên đường làm nhiệm vụ. Ngọn lửa tình trong đêm tân hôn được nhóm lên trong trái tim em, em nhường cả cho anh nhằm sưởi ấm anh trên đường hành quân ra mặt trận. Hơn ai hết, chính anh đã thấu hiểu và cảm nhận trọn vẹn những tình cảm nồng thắm mà người vợ trẻ gửi trao:

Bao nhiêu lửa ấm nhóm đêm đầu Em nhường anh cả, thương không Mắt nhìn như dặn đừng quay lại Đừng lo bóng nhỏ lặng đằng sau

Thế nên dẫu ở nơi chiến trận anh vẫn không thể nào quên được hương vị tình yêu đêm tân hôn qua nếp mùng cưới:

Đêm rừng chiến thắng, trăng tròn lắm Lại nghe phảng phất nếp mùng thơm

Tình cảm sâu nặng của con người bao giờ cũng bắt đầu từ những giây phút ngượng ngùng, thẹn thùng, xao động. Một tình yêu chớm nở như Một tia

Nhớ một sáng mùa xuân Nắng ấm đầy sân

Anh ngập ngừng cầm tay em khe khẽ Cả gian nhà lặng lẽ,

Nghe tiếng anh run tự đáy lòng Chưa nói chi, sao quá ngượng ngùng

Em cúi đầu má ửng

Trong thẹn thùng vui sướng Lần đầu tiên cô gái

Hai mươi tuổi trăng tròn Gửi trái tim mãi mãi Còn gì xao động hơn

(Một tia nắng nhỏ - Minh Huệ)

Đối với Minh Huệ, ông rất nâng niu những tình cảm thiêng liêng cao quý trong tình yêu. ông cũng rất chân thành chung thủy khi yêu. Mặc dù trong tình yêu có rất nhiều cung bậc lúc trách hờn, lúc giận dỗi nhưng tất cả chỉ là gia vị Để yêu thêm mà thôi:

Đời đã yêu một bận Yêu mãi mãi không rời Đôi ba khi hờn giận Để yêu thêm mà thôi

(Một tia nắng nhỏ - Minh Huệ)

Người chồng quan tâm, hiểu thấu nguyên do sự phai tàn nhan sắc, chở nặng âu lo trên khuôn mặt vốn tươi trẻ, vô tư của vợ nên càng cảm thông, thương yêu vợ hơn:

Cô gái ngày nào vô tư Nay hằn nếp nhăn lo nghĩ Có khi nào đó soi gương Đừng ngại lòng anh, em nhé!

(Tự hào - Minh Huệ)

Tình yêu của người chồng dành cho vợ được nhân lên gấp bội, trong từng lời thơ nhẹ nhàng da diết nhưng lắng sâu mà Minh Huệ viết ra làm lòng người xúc động vô bờ:

Anh từng ngủ bên bom đạn Từng phen lặn lội núi rừng Sao bằng như em thức trắng Bao đêm ai biết cho cùng (…) Có phải đèn thức cùng em Đèn cũng hiu hiu lịm mệt Hỏi em, em nhớ không hết Em thèm một giấc ngủ ngon! Đáy mắt em sâu thăm thẳm Anh dò không hết âu lo Gian khổ em không hề nói

Ngại ngùng vướng mắc nguồn thơ Em chỉ thương anh công tác Xa xôi không được nâng con Hao hao một nụ đào non Ú sữa con hồng má ụ

Lắng con ừng ực nuốt ngon Càng quý yêu em vô hạn

Và trong bài thơ Đầy đặn (Minh Huệ) điều đáng quý là người chồng đã cảm nhận được sự thủy chung son sắt của vợ, chính em đã dành tặng cho anh những gì đẹp nhất của đời mình: Tất cả nơi em Mãi là đầy đặn Mãi là Sóng ánh trăng thanh Mãi là

Hương tóc quấn hồn anh Mãi là

Ơn tạo hóa dành cho anh Đầy đặn.

Bài thơ Em trẻ mãi (Minh Huệ) với chủ thể trữ tình - Anh- gửi gắm tình cảm sâu nặng thiết tha tới Em, dẫu nghịch cảnh tạo ra khiến chúng ta xa cách nhau đã 50 năm nhưng tiếng gọi ngân lên tự đáy lòng vẫn làm vương vấn hồn người:

Em ơi Em đi rồi Em có biết Bài thơ anh viết

Đã năm mươi năm nồng nàn Hôm nay lại hiển hiện

Trên tạp chí nhà văn (…)

Em ngã vào lòng anh

Cho anh mùi hương dứa mật Cho anh hương chuối mát thơm.

Tháng 8/2001, khi đã ngoài 70, Minh Huệ vẫn còn viết những dòng thơ nồng ấm nghĩa tình trong bài thơ Hòa một

Ơi mùi hương, mùi hương

Làm nên diệu kì mái tóc em xanh mãi Phút cuối cùng không hề vương sợi bạc Mái tóc xanh vẫn cứ là xanh

Nghĩa là em sống mãi

Nghĩa là em vĩnh hằng tồn tại trong anh. Ơi tuyệt vời!

Mùa xuân

Đêm ấy Em ơi

Tình nồng của em càng đằm thắm hơn khi vượt qua bao thử thách và gian nan trong cuộc đời càng làm cho lòng anh luôn xao xuyến khi nghĩ về em:

Cám ơn em, đồng lúa ngát ban mai

Thơm suốt đời anh hương nồng xao xuyến Đâu chỉ có ban đầu tình mới quyện

Trong lo toan, đằm thắm, em ơi.

(Nghĩ tới em - Minh Huệ)

Chính sự đằm thắm mặn mà đã làm nên sức cuốn hút kì diệu ở thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 46)