Gắn bó với làng quê – nét đẹp văn hóa của con người xứ Nghệ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 100)

Xứ Nghệ hùng vĩ, hữu tình, con người xứ Nghệ thông minh quả cảm. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã và tên dòng họ, những con người cụ thể ở xứ Nghệ đã bước vào điệu hò, câu hát, bài ca, góp phần tô thắm những nét son truyền thống của nền văn hóa quê nhà. Làng quê là điểm tựa tinh thần, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Những kỉ niệm ấu thơ ở làng quê sẽ đi theo ta suốt cuộc đời. Yêu làng quê là yêu cảnh quê, yêu người quê, yêu phong tục tập quán làng quê, đó là nét đẹp văn hóa của con người xứ Nghệ.

Tình cảm người xứ Nghệ gắn bó với quê hương đã đi vào ca dao một cách nhẹ nhàng lắng đọng, hòa vào dáng núi hình sông của xứ sở. Hình ảnh ngọn núi Hai Vai - hóa thân Ông Đùng, người anh hùng bị chém cụt đầu thời tiền sử - đứng uy nghiêm, ngạo nghễ giữa vùng đồng bằng Diễn Châu:

- Hai Vai cao ngất giữa trời Em qua không được em ngồi thở than

Nhờ ai nhắn hộ em sang

Rằng em nằm nghẹt giữa đàng chờ anh - Ai về qua chốn Hai Vai,

Nhắn rằng đến độ hoa mai nở vàng. Thì anh rén bước chân sang, Khăn điều anh gói mà mang em về.

Ngọn núi Hai Vai cao ngất, rồi dãy Hồng Lĩnh điệp trùng, dòng sông Lam uốn lượn... tất cả đã đi vào thơ Trần Hữu Thung một cách giản dị, tự nhiên: Non Hồng ai đắp mà cao/ Sông Lam ai bới ai đào mà sâu. Núi Hồng Lĩnh nằm ở trung tâm Nghệ Tĩnh. Đây là dãy núi gắn với rất nhiều truyền thuyết thiêng liêng: Chín mươi chín ngọn núi Hồng/ Chín mươi chín con chim

đậu, còn một con vùng ra khơi. Bên dãy Hồng Lĩnh là dòng sông Lam, con

sông lớn nhất xứ Nghệ. Nhắc đến xứ Nghệ, ta đều nghe đến núi Hồng – sông Lam. Đây là hình tượng sơn – thủy kết tinh, biểu thị tính địa linh nhân kiệt của thiên nhiên xứ Nghệ: Vẻ vui Hồng Lĩnh chung tình/ Khí thiêng chung

đúc, khách tình tài hoa. Ngọn núi Hồng Lĩnh, dãy núi Hoành Sơn sừng sững

ngàn đời, nơi đây đã trở thành minh chứng cho tình yêu của bao đôi trai gái làng quê: Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn/ Hoành Sơn mây phủ dạ còn nhớ anh. Người Xứ Nghệ luôn gắn bó với những danh lam thắng cảnh quê nhà. Ngôi đền Cờn nguy nga tráng lệ xuất hiện từ rất sớm tại một làng duyên hải ở Quỳnh Lưu đã đi vào ca dao: Đồn rằng đức thánh Nghệ An/ Quỳnh Lưu bốn

tổng đền Cờn vui hơn.

Trong ca dao xứ Nghệ, những tên núi, tên sông, tên làng, tên xã được đưa vào làm cho ta thêm hiểu, thêm yêu, và gắn bó với quê hương đất nước. Ca dao xứ Nghệ nói nhiều đến Kim Liên, nơi chôn nhau cắt rốn của Hồ Chủ Tịch: Nhất vui là cảnh Kim Liên/ Vui nhờ tượng, tốt sen nhờ chùa. Và: Chiều

chiều ra đứng cồn tiên/ Trông về cái cảnh Kim Liên vui vầy. Tên núi, tên sông

in sâu trong lòng người dân xứ Nghệ: Sông Lam thì nhớ rú Đuồi/ Đá bia mây

dựng nhớ đất bồi bờ sông (ca dao). Hoặc: Bao giờ Hồng Lĩnh đá mòn/ Hoành Sơn mây phủ, dạ còn nhớ anh (Ca dao)... Người dân xứ Nghệ luôn gắn với

những điệu hò, câu hát của quê hương: Thanh Chương là đất cày bừa/ Nam

Đường bông vải hát hò thâu canh. Họ gắn bó với làng quê biểu hiện cả ở

Đồng chùa lắm ốc lắm giam Lắm cá mu mú ai ham thì về Đồng chùa lắm hẻn, lắm trê, Ai muốn ăn giấm thì về mà ăn.

(Ca dao) Nhất cao là động mộng gà

Thứ nhì rú Gám, thứ ba động Thờ (Ca dao)

Người dân xứ Nghệ luôn ngợi ca và nêu cao tinh thần anh dũng của những tấm gương yêu quê hương xứ sở. Đó là ngợi ca vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, ngợi ca người chí sĩ yêu nước Phan Bội châu. Họ còn tự hào vì quê hương đã sinh ra nhiều anh tài hào kiệt:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nước họ này hết quan (Ca dao)

Tình cảm gắn bó sâu sắc với làng quê đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người dân Nghệ Tĩnh. Đó cũng là nét đẹp văn hóa làm nền tảng cho những áng thơ lấp lánh vẻ đẹp nhân văn của thơ Trần Hữu Thung.

3.1.2. Từ tình cảm làng quê trong văn học dân gian xứ Nghệ đếntình cảm làng quê trong thơ Trần Hữu Thung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w