Những phẩm chất tinh thần truyền thống của con người xứ Nghệ trong văn học, văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 112)

Nghệ trong văn học, văn hóa dân gian

Xứ Nghệ là một miền quê nghèo, người dân quanh năm phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để sinh sống và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương. Từ buổi còn thơ, cắp sách đến cửa Khổng sân Trình, họ đã thấm nhuần lời ru của mẹ, cố gắng học hành để trả nghĩa nước non:

Con ơi mẹ dặn con này,

Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm, Làm người đói sạch rách thơm, Công danh là nợ, nước non phải đền.

Người xứ Nghệ rất nặng tình với đất nước, non sông. Ngay trong những câu hát, điệu hò, họ đều gửi gắm tấm lòng với Tổ Quốc: Mênh mông một nước một chèo/ Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình. Con người xứ Nghệ luôn có đức tính cần kiệm, yêu lao động, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, yêu thương, nhân ái. Họ còn mang trong mình lối sống giản dị, thanh sơ. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn có tinh thần vượt khó, ham học hỏi để khắc phục thiên nhiên, cải tạo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Họ nuôi một ý chí tiết tháo, một nếp sống Đói cho sạch, rách cho thơm, một hoài bão muốn giúp ích nước nhà. Ông cha ta

thuở trước đã thắp lên tấm gương sáng ngời về tinh thần hiếu học và khổ học, về nghĩa khí ở đời như: Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Văn Giai, Văn

Đức Khê, Ngô Trí Hòa, Phan Thúc Trực, Nguyễn Xuân Ôn, Hoàng Phan Thái, Nguyễn Hữu Chính, Phan Bội Châu… Nói về con người xứ Nghệ, Đặng Thai Mai đúc kết: Từ xưa các nhà viết phong thổ kí đã

nhận thấy dân Nghệ Tĩnh có những nét cá tính riêng biệt. Nhân dân xứ Nghệ nổi tiếng về khá nhiều khuyết điểm tâm lí cũng như một số đức tính: can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, tằn tiện đến “cá gỗ” và giáo sư lí giải: Nếu ta biết rõ xứ Nghệ qua văn chương, qua lịch sử, qua đời sống của nhân dân thì ta sẽ thấy rằng: rắn rỏi, khô khan, chỉ là một cạnh khía của tính cách con người Nghệ Tĩnh; Kì thực đời sống tình cảm của con người ở đây đối với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp tự nhiên, của con người, với cái đẹp của lí tưởng tuy không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt, nhưng lại có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ, cảm động đến thiết tha[18]. Những phẩm chất ấy bắt nguồn từ một lối sống lành mạnh, một đạo lí tốt đẹp, có cội nguồn tiềm ẩn từ xa xưa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w