Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 94)

Giọng điệu nghệ thuật với tư cách một phạm trù thẩm mỹ, có vai trò hết sức quan trọng cấu thành phong cách nhà văn. Đây là vấn đề đã được nói đến từ lâu kể cả trong văn học phương Tây và văn học phương Đông. Nhiều bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh vai trò quan trọng của giọng điệu (tone) hay văn khí, hơi văn, giọng văn (cách gọi quen thuộc ở Trung Hoa và Việt Nam) không chỉ trong sáng tác mà cả trong nghiên cứu, tiếp nhận tác phẩm văn học và phong cách cá nhân nhà văn. Thơ là âm nhạc của tâm

hồn,,nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm (Voltaire). Thơ ca chính là tiếng nói

xuất phát tự đáy lòng, là lời tự hát của thi nhân. Minh Huệ và Trần Hữu Thung đã đưa đến cho đời tiếng hát, bài ca xứ Nghệ qua giọng thơ của mình.

Trước mọi sự việc dù lớn hay bé cảm xúc nhà thơ đều được bộc lộ một cách trực tiếp, tự nhiên. Điều đó có lẽ là do ảnh hưởng cái khắc nghiệt của miền Trung đã phần nào làm cho thơ ca ở xứ Nghệ có sức khoan sâu dữ dội và bất ngờ tung vỡ. Thêm nữa, những năm tháng buổi đầu của thơ ca kháng Pháp, khi đất nước vừa thoát khỏi ách áp bức của phong kiến, khi trình độ dân trí còn rất thấp, điều kiện sống của người dân đang vô cùng thiếu thốn và gian khổ, trong bối cảnh ấy nhân dân càng cần tìm đến văn nghệ. Trước nhu cầu tinh thần của nhân dân cũng như nhiệm vụ của cách mạng, bám sát các chủ

trương chính sách của Đảng và chính phủ, nhằm mục tiêu động viên, tuyên truyền kịp thời, thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung như một luồng gió mới đã đáp ứng nhu cầu văn nghệ của nhân dân. Vì thế giọng điệu trong thơ của họ chịu ảnh hưởng rất lớn của dặm vè xứ Nghệ.

Điều đáng quý là Minh Huệ và Trần Hữu Thung biết kế thừa và phát huy một cách sáng tạo kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ để từ đó làm cho văn học, văn hóa xứ Nghệ phong phú hơn. Chịu ảnh hưởng của ca dao, dặm, vè nên thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung có chất giọng mộc mạc, da diết. Tùy vào đề tài, đối tượng trữ tình, giọng thơ của họ có sự thay đổi linh hoạt. Khi nói về tình yêu đôi lứa, giọng thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung đều mượt mà, tình tứ. Chúng ta không thể quên được giọng thơ vừa hăm hở, hân hoan nhưng không ồn ào, náo nhiệt mà thâm trầm, sâu lắng, bịn rịn của chàng trai trong giờ phút chia tay cô gái trước lúc ra chiến trường ở bài thơ Thăm lúa nổi tiếng của Trần Hữu Thung:

Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng Vượt cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo:

- Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa tốt không đều Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt Xa xa nghe tiếng hát Anh thấy rộn trong lòng Sắp đến chỗ người đông Anh bảo em ngoái lại

Cũng trong trường cảm xúc ấy, Minh Huệ ngân lên giọng thơ vừa bồi hồi xúc động vừa nhẹ nhàng, sâu lắng khi Chia tay đầu trăng mật:

Mùng cưới nếp là em mới buông Gối tay chưa kịp nhầu nếp áo Sực có tin về đi chiến đấu

Anh bồi hồi lên hỏa tuyến Thu Đông

Hay giọng điệu vui tươi hồ hởi, cả đất trời như bừng sáng trong giây phút

Anh được đón nhận tình yêu nơi em - cô gái vừa Hai mươi tuổi tròn gửi trao: Và môi hôn cháy bỏng

Anh nghe lòng mở rộng Âu yếm đón em vào Đắm đuối…xôn xao… Cả gian nhà nín thở Một tia nắng nho nhỏ Lấm lét tới rình nghe Tiếng đôi tim thánh thót

(Một tia nắng nhỏ – Minh Huệ)

Đến với thơ tình yêu của Trần Hữu Thung chúng ta còn gặp ở đó giọng thơ dí dỏm, hóm hỉnh:

Những khi anh đứng lặng thinh Ấy anh đang nói về tình hai ta Những điều anh chẳng nói ra Ấy em ơi! Chính anh là của em.

Cách nói Ấy em ơi! rất Hữu Thung. Nó mang hơi thở của một chàng trai làng chân chất, mộc mạc mà cũng rất có óc khiếu hài hước. Có lúc không nói điều gì nhưng lại là những lúc anh suy nghĩ rất lung, lòng anh không bình yên như sự

lặng thinh của vẻ ngoài. Sau những phút giây anh đứng lặng thinh, anh chẳng nói ra , chính lúc đó những đợt sóng tình dâng trào mãnh liệt trong anh. Anh

không thể nào dấu được tiếng lòng rất thật, một lời tự thú từ trong vô thức Chính

anh là của em. Và giọng thơ vỡ òa trong tâm tưởng. Nó là tiếng nói bên trong của

Còn khi nói với con, giọng thơ Trần Hữu Thung lại thủ thỉ tâm tình, yêu thương, che chở:

Đời cha nhớ lấy con nghe

Đơn sơ như thể cây tre đầu làng Gốc xưa măng xuýt gãy ngang Lạ gì thuở ấy phụ phàng gió mưa Từ khi thân nhỏ dựng cờ

Cha xanh tốt được cũng nhờ tre xanh Gió đưa chim hót đầu cành

Đẹp sao những buổi trời xanh trăng tà (Cây tre - Hữu Thung)

Giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm ấy ta đã bắt gặp rất nhiều trong ca dao xứ Nghệ. Minh Huệ cũng đã lắng được cái hồn cốt của văn học dân gian. Từ đó, ông đem đến cho thơ mình giọng điệu tâm tình mang hơi hướng ca dao rất gần gũi với con người xứ Nghệ:

Con ơi nước mát gạo xoan Đất nuôi cha mẹ, đất làm ra con Đất đen sém, đất biếc non

Đất ran tiếng khóc, đất giòn tiếng ca Lớn khôn con hãy cùng cha

Giữ cho mãi mãi đất ta xanh rờn Từ đất này, biết không con

Con lên khám phá tận vòm trăn sao

(Con và đất xanh - Minh Huệ)

Có khi thơ Trần Hữu Thung lại mang giọng điệu lo lắng bởi những mất mát do thói đỏng đảnh của ông trời gây ra cho người nông dân:

Tưới lên ruộng kêu xèo xèo như tưới vào bếp đỏ Tát từ ngày đầu mới tới ngày năm

Sông cạn phải thêm gàu, thêm bậc thứ mười bốn, mười lăm Ngã trụi hai dây đóng cọc

Mới được một chéo đồng thấm nước (Đất quê mình - Hữu Thung)

Viết về cách mạng, về kháng chiến, giọng thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung trở nên khỏe khoắn, hào hùng, mạnh mẽ: Mẹ đi liên lạc cùng băng

đường này,/ Bom “ Nhớ thời con gái trẻ măng/ rền, pháo sáng đêm nay/ Bằng đâu thuở đó/ Súng vây kín người…”(Loạt đạn mẹ hiền - Minh Huệ). Và nữa,

ta như nghe được giọng thơ đầy quyết tâm của người chiến sĩ càng làm sáng lên vẻ đẹp kiên trung của người lính cụ Hồ:

Anh vẫn hành quân

Như chín năm kháng chiến Năm nay tròn thêm chín Anh vẫn hành quân. Em ơi Mỹ điên cuồng Có thêm nhiều chất độc Súng tay anh càng chắc Anh vẫn hành quân

(Anh vẫn hành quân - Hữu Thung)

Giọng điệu quyết tâm bộc lộ hành động mạnh mẽ tạo sức công phá lớn trước kẻ thù xâm lược:

Co chân đạp đổ hòn lèn

Cho lèn đổ sập lên trên đường tàu Vung tay dốc ngược nhịp cầu

Bao giờ kháng chiến thành công Cầu ta lại bắc, lèn chồng lại nguyên

( Phá hoại - Hữu Thung)

Rồi tếng rào rào áo lá , tiếng xe lên đường đi đánh Mĩ, tiếng người nói rì rầm tất cả tạo nên một giọng thơ hối hả thúc giục quân dân cùng nhau tiến ra mặt trận tiêu diệt kẻ thù: Rào rào áo lá/ Xe lên đường/ Chào một đêm mới/

Rì rầm bến bãi/ Khắp ngã người đi như biểu tình/ Đánh mỹ/ Mỗi hoàng hôn là một bình minh (Hoàng hôn - Minh Huệ). Giọng điệu của ca dao, dặm, vè

xứ Nghệ đã vào thơ Minh Huệ, thơ Trần Hữu Thung tạo nên giọng điệu đa thanh, dẫn dắt người đọc qua rất nhiều cung bậc nấc thang tình cảm, cảm xúc. Qua đó giúp ta hiểu hơn về tâm hồn người xứ Nghệ.

Xứ Nghệ có một nền văn hóa lâu đời để lại dấu ấn sâu sắc trong thơ Minh Huệ và Trần Hữu Thung. Nghĩ về xứ Nghệ là nghĩ tới ngọn núi Hồng vững chãi và dòng sông Lam thơ mộng cùng với lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng. Về xứ Nghệ là về với quê hương ví giặm, nơi có những câu dân ca thấm đượm nghĩa tình, được đúc kết từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, từ cái hay cái đẹp tinh túy trong cuộc sống của người lao động. Dấu ấn văn hóa ấy như mạch nước ngầm thấm sâu trong tâm thức của Minh Huệ - Trần Hữu Thung và trở thành tinh chất làm nên hồn cốt của thơ ca. Cũng từ cội nguồn văn hóa ấy đã tạo nên điểm gặp gỡ, tương đồng giữa hai thi sĩ này để mỗi lần cảm nhận thơ họ là một lần đắm mình vào hồn quê xứ Nghệ. Hóa thân trong những lời ca ấy là điệu hồn của người dân quê, mộc mạc mà chân chất ân tình… Với lớp ngôn từ mượt mà, tha thiết diễn tả những nỗi lòng sâu kín, tinh tế diệu vợi, khiến cho mỗi lần nghe là một lần thấm cảm, một lần đưa ta về với nguồn cội, để đối diện với chính mình mà biết sống và ước mơ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w