Từ phương thức trữ tình của thơ ca dân gian xứ Nghệ đến nghệ thuật thể hiện hình tượng Bác Hồ trong thơ Minh Huệ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 120)

nghệ thuật thể hiện hình tượng Bác Hồ trong thơ Minh Huệ.

Hình tượng nghệ thuật luôn gắn liền với đời thực, bám sát cuộc sống. Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống, nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện một cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái quát. Để khám phá được quy luật của cuộc sống, nghệ thuật cũng như khoa học, đều không dừng lại ở hiện tượng mà thâm nhập vào bản chất sự vật. Một người nghệ sĩ xuất sắc hay một nhà bác học tài năng đều phải biết nắm bắt những gì chủ yếu thuộc về bản chất của sự vật, hiện tượng, để biết tập trung sự chú ý của mình vào sự kiện, những quá trình của sự vật, hiện tượng mà trong đó bộc lộ đầy đủ nhất ý nghĩa của đối tượng mình nghiên cứu và khám phá.

Sẽ không có nghệ thuật nếu không có hình tượng. Hình tượng đối với một tác phẩm nghệ thuật cũng như những tế bào đối với cơ thể sống. Nó không chỉ là phương thức tái hiện thế giới khách quan, là nhân tố góp phần truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người mà còn là tâm hồn, bản ngã của người nghệ sĩ, nó khẳng định phong cách, cái tôi của người nghệ sĩ trên con đường sự nghiệp của mình. Hình tượng Bác Hồ đã trở thành một biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam về vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tí tuệ tuyệt vời, đạo đức sáng ngời, yêu nước thương dân vô bờ. Minh Huệ đã xây dựng một hình tượng Hồ Chí Minh vừa chân thực vừa lãng mạng có sức truyền cảm mạnh mẽ lay động triệu triệu con tim. Chân dung Bác Hồ trong thơ Minh Huệ có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn, tính cách. Bằng tài năng và tình cảm sâu sắc của một nhà thơ yêu nước, Minh Huệ đã xây nên tượng đài bằng thơ về Bác mang vẻ đẹp lí tưởng được nhân dân ngưỡng mộ.

Từ lâu Hồ Chí Minh đã trở thành một hình tượng lớn trong nền văn chương và nhiều ngành nghệ thuật khác. Minh Huệ là một nhà thơ khai thác rất sâu về đề tài Hồ Chí Minh vĩ đại. Viết về Hồ Chí Minh là một khát vọng, một ước ao của Minh Huệ. Cái tình của nhà thơ thật đáng trọng. Trong bài

Viết về Bác từ cái nhìn văn hóa[18,398]. khi được phóng viên hỏi ông có mấy

tác phẩm viết về Bác, được xuất bản thành sách? Minh Huệ trả lời: Ngoài tập

thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, năm 1992 tôi cho xuất bản tập phê bình “thưởng thức thơ về Bác”. Xin nói thêm một chút về cuốn sách này. Sách chia 2 phần, phần đầu bình phẩm một số thơ về Bác. Phần tiếp theo, là hồi ức và tâm sự của tôi trong quá trình viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và tổ chức bản thảo tập thơ cùng tên. Ở tiểu thuyết “Phút bi kịch cuối cùng”, tôi dành khá nhiều trang tâm huyết về mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với các chiến sĩ Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Một số bài bình luận thơ Bác, ghi chép hồi ức của các nghệ sỹ Lệ Vinh, Song Thao đã đăng bài trên các báo chí: Trong đó bài “Sài gòn ơi một

tiếng thơ” vừa được tặng thưởng của cuộc thi báo chí nhân kỉ niệm 300 năm

ngày thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh. Với tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã trở nên nổi tiếng khắp mọi miền Tổ Quốc. Nhưng không

dừng lại ở sản phẩm được đánh giá thành công ấy, ông còn viết rất nhiều bài thơ về Bác nữa. Tất cả tạo nên một chân dung Hồ Chí Minh đầy đủ, trọn vẹn trong trái tim người dân Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung. Để xây dựng nên tượng đài nghệ thuật về Bác Hồ , Minh Huệ đã biết kế thừa và phát huy sáng tạo phương thức trữ tình của thơ ca dân gian xứ Nghệ. Đó là thể thơ 5 chữ giống với hình thức vè xứ Nghệ, thể thơ lục bát gần với ca dao, ví dặm quê mình. Ngoài ra Minh Huệ còn vận đến hình thức thơ tự do để chuyển tải dòng suối cảm xúc dạt dào tuôn chảy trong tâm hồn con người đất Nghệ dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Minh Huệ sử dụng các thể thơ dân gian rất nhiều khi viết về Bác. Khảo sát trong tập thơ Cõi Sen, chúng ta có số liệu cụ thể sau:

STT TÊN BÀI THƠ THỂ THƠ1 Nắng Nghệ An trò chuyện với mây Việt Bắc Hò Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w