Minh Huệ tham gia cách mạng từ trước tháng 8/ 1945, nhiều năm làm cán bộ tuyên truyền, báo chí, văn nghệ và quản lí văn hóa - văn nghệ ở cấp tỉnh. Ông là tác giả các tập thơ:
- Minh Huệ, Tuyển tập, Nhà xuất bản Nghệ An, 2003.
- Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh. - Minh Huệ, Thơ với tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng.
- Minh Huệ, Cõi Sen, Nhà xuất bản Nghệ An.
- Minh Huệ, Đất chiến hào, Nhà xuất bản văn học Hà Nội, 1970.
- Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ(Tuyển, 1985 - giải thưởng văn học Nguyễn Du của tỉnh Nghệ Tĩnh 1986).
Khi mới 24 tuổi, Minh Huệ đã tạo nên tiếng vang lớn trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Và chính Minh Huệ đem đến cho dân tộc một hy vọng mới, một hình tượng mới về vị lãnh tụ vĩ đại - hình tượng Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Con người có cuộc đời từng trải gần như huyền thoại này có sức hấp dẫn kì lạ đối với mỗi người dân đương ngây ngất vì thân phận mới của mình. Rất sớm, Tố Hữu đã có bài thơ Hồ Chí Minh (1946, trong tập Từ
ấy) rồi ít lâu sau là Sáng tháng năm (1951). Và gần như nhà thơ Việt Nam
nào cũng có ít ra là một sáng tác về chủ đề lớn này, tuy số thành công không phải là nhiều lắm. Ngoài Tố Hữu còn phải kể đến Bảo Định Giang, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Hoàng Trung Thông, Hải Như…và tất nhiên là có Minh Huệ vớ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ( 1951). Đặt bài thơ vào bối cảnh của thi đàn Việt Nam đầu những năm năm mươi mới thấy hết cái mới và phần đóng góp của Minh Huệ. Sau ngày 19/12/1946, hầu hết những thi sĩ có danh tiền chiến đều hăng hái rời bỏ thành thị, tham gia vào chiến đấu sinh tử với quân thù. Xuân Diệu loay hoay chưa thể nào yêu được người mới, cảnh mới:
Sáng nay ra cửa u tì quốc/ Một chiếc xe bon đạp giữa đàng! Chế Lan Viên tự
kiểm điểm Đi xa về hóa chậm/ Biết bao là nhiêu khê. Chính Hữu vẫn dùng những hình tượng cũ Bụi trường chinh phai bạc áo bào hoa… Màu tím hoa
sim (Hữu Loan), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng)
cũ…và Đêm nay Bác không ngủ - một trong những thi phẩm mang dấu ấn thực sự của một cách cảm, cách nghĩ mới ra đời. Bài thơ của Minh Huệ dùng bút pháp tự sự, 16 khổ, 64 dòng nhưng không gây ấn tượng thừa thãi. Tứ thơ cũng là tên bài thơ. Đêm là phút lắng lại, là giao thừa của ngày cũ ngày mới, là lúc cái thực nhòa đi, cái ảo thăng hoa, hiện hình trong những giấc mơ. Đêm cũng là môi trường của tình cảm, của sự ngẫm ngợi, chiêm nghiệm, đôi khi là phút vụt hiện của tiềm thức, vô thức, của sáng tạo. Đêm là thời khắc yêu thích của các nhà thơ. Nguyễn Trãi đau đời thương nước Đêm đêm thức nhẫn nẻo
sơ chung. Hồ Xuân Hương thương thân Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non. Hàn Mặc Tử nghe được tiếng thỏ thẻ
đêm xuân Chàng ơi chàng ơi sự lạ đêm qua/ Mùa Xuân đến mà không ai biết
cả…Trong ba ngàn đêm của cuộc kháng chiến trường kì, Minh Huệ chỉ mô tả
một đêm. Nhà thơ đã hóa thân thành anh đội viên, người chiến sĩ bảo vệ thường xuyên gần gũi Bác. Anh đội viên này hẳn còn trẻ, rất có trách nhiệm nhưng cũng dễ ăn, dễ ngủ, dễ xúc động. Tình cảm của anh với Bác có phần nghiêng về tình con đối với cha hơn là tình quần chúng với lãnh tụ Anh đội viên nhìn Bác/ Càng nhìn lại càng thương/ Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. Tình cảm ấy khiến anh thổn thức bồn chồn, bề bộn, rồi hốt
hoảng, từ đó có cái cách ép buộc rất…trẻ con: nằng nặc! khi đã hiểu ra lí do khiến Bác mất ngủ thì anh vui sướng rồi bày tỏ sự đồng cảm một cách cũng rất trẻ trung là thức luôn cùng Bác! Nếu bài thơ dừng ở câu này thì cũng đủ là một câu chuyện cảm động về vị lãnh tụ. Nhưng Minh Huệ đã xuất sắc thêm vào một khổ kết, nâng hẳn tầm bài thơ lên : hóa ra cái đêm mất ngủ của Bác không phải là sự tình cờ , ngẫu nhiên mà là một tất yếu. Một nhân cách, một tấm lòng như Hồ Chí Minh thì chỉ một lẽ thường tình: một nỗi đau, một sự vất vả của quần chúng lao khổ cũng đủ khiến hồn người xao xuyến. Đến đây ta có thể hiểu vì sao bài thơ có sức lan tỏa và có sức sống bền lâu như vậy:
Hình tượng Hồ Chí Minh trong sáng tạo của nhà thơ phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và khao khát của quần chúng về một mẫu hình lãnh tụ kiểu mới - gần gụi, thương yêu nhân dân như tình cha con. Bác Hồ chẳng được tôn xưng là cha già của dân tộc đó sao? Đây là mối qua hệ mang tính Việt Nam, tính Á Đông rất rõ nét và chẳng ai có thể nghi ngờ về Bản sắc dân tộc trong thi ca của Minh Huệ. Bài thơ tràn đầy một tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ nhưng không sùng bái. Những lần in đi in lại sau này, một đôi câu chữ bị biên tập, sửa đổi làm sai lạc dụng ý ban đầu của tác giả. Chẳng hạn, khổ thứ 5, nguyên văn Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng/ Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơi ngọn lửa hồng. Đây là những câu thơ tả thực giản dị: anh đội viên đương nằm,
lại trong trạng thái nửa thức, nửa ngủ (mơ màng) nên nhìn bóng Bác đang đi (dém chăn) thấy (lồng lộng) là phải. Bác vừa rời bếp lửa nên ấm hơi lửa chứ đâu phải là ấm hơn lửa như người đã vô tình hoặc cố ý sửa đi cho hô ứng với chữ
lồng lộng bên trên? Trong tuyển tập thơ văn cuối cùng của mình, Minh Huệ đã
lấy lại chữ ấm hơi nguyên thủy như thế là hợp lí.
Gọi Minh Huệ là hiện tượng một bài không có nghĩa là những thi phẩm khác của ông không có gì đáng chú ý. Ông, cùng với Trần Hữu Thung là hai nhà thơ đậm chất Nghệ nhất, tuy hình như tính cách chẳng mấy giống nhau. Thơ ông chắc thiệt, đôi khi thô sơ nhưng cũng vì thế không véo von uốn éo như một vài cây bút bị những nỗi buồn tiền chiến cầm tù. Nhà thơ có cốt cách công dân, cốt cách cán bộ rất rõ này không phải người khô khan, chai cứng trong tình cảm riêng. Thơ ông ít dư ba về âm thanh nhưng không thiếu màu sắc. Sang thăm nước bạn Lào, ông chú ý cả đến sự tương phản giữa tấm áo nhà sư và màu sóng Mê Công "Chiều đảo khoỏng hồn nhiên/ như nhà sàn
hóng gió/ Song gỗ, áo vắt vàng/ Nhà sư tắm sóng đỏ". Minh Huệ cũng mang
nhiều trăn trở, nhọc nhằn trên con đường đổi mới thi ca. Nhưng đổi lại, chỗ đứng của thơ ông trong thi đàn vững chắc hơn.
Minh Huệ được tăng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng nhất; Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông ghi dấu ấn qua bảy tập thơ (có hai tập thơ viết về Bác Hồ là Cõi Sen và Đêm nay Bác không ngủ), bốn tập truyện kí và kí, hai tập truyện và nhiều bài báo, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. Ông mất ngày 11-10 - 2003 tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, thọ 77 tuổi. Sự ra đi của Minh Huệ để lại trong lòng người thân và bạn bè một nỗi thương tiếc vô bờ. Nhớ Minh Huệ, nhớ một con người giữa đời thường sống chan hòa nhân ái, nhớ một nhà thơ với những vần thơ đằm thắm, thiết tha, sâu lắng.