Những phẩm chất tinh thần Hồ Chí Minh trong thơ Minh Huệ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 113)

Mỗi một con người, dù người đó là ai, là người bình thường hay là một vĩ nhân, đều có một quê hương. Quê hương là nơi mỗi chúng ta được sinh ra và đón nhận những dấu ấn đầu đời. Những dấu ấn, cảm nhận đó đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi chúng ta, từ đó hình thành nên những tâm tư tình cảm, tư tưởng, phong cách của mỗi con người trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng vậy, Bác được sinh ra và sống những năm tháng tuổi thơ ở quê hương xứ Nghệ.

Sống trong một miền quê trù phú về văn hoá, tiếp xúc và cảm nhận được những tình cảm quê hương, từ nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lắng nghe những điệu hò, câu ví qua giọng hát của bà, của mẹ, tiếp xúc với những tình cảm của xóm làng. Lớn lên được sự chỉ bảo, dạy dỗ nghiêm khắc của

cha, sự yêu thương của mẹ và nhất là sự kèm cặp của ông ngoại, nên dấu ấn văn hoá xứ Nghệ càng thấm sâu và trong tư tưởng, tình cảm của Người. Dấu ấn xứ Nghệ ấy trong Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp một phần rất lớn trong việc hình thành phong cách của Người.

Dù bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước hay trong lao tù của thực dân, đế quốc rồi trong gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến, lúc nào Người cũng luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương, nơi có những người thân yêu nhất của mình. Với Người, tình cảm quê hương là những gì thiêng liêng nhất:

Quê hương nghĩa trọng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Những cán bộ, nhân viên, chiến sĩ…có vinh dự được sống gần gũi với Người đều có chung một nhận xét: từ thuở niên thiếu cho đến lúc về già; từ người thanh niên yêu nước đến khi trở thành lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mang đậm phong cách quê hương Xứ Nghệ qua từng lời nói, việc làm. Là người con của xứ Nghệ, Hồ Chí Minh mang trong mình dòng nhiệt huyết yêu quê hương đất nước vô bờ. Phẩm cách này đã được nung chảy trong huyết quản bao đời của nòi giống con rồng cháu tiên nay được hội tụ về trong tâm hồn Người.

Minh Huệ viết hơn 100 bài thơ về Bác, nhà thơ dành cho Bác những trang viết tỏ lòng tôn kính tuyệt vời:

Ngàn năm tiếng “Bác” quen rồi Lại bừng lửa mới, lại ngời hoa tươi Cha con, ông cháu, đời đời

Hòa trong một tiếng “Bác ơi” ấm lòng (Một tiếng - Bác)

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một tấm gương yêu nước sáng ngời. Một mình bôn ba đi tìm đường cứu nước Bác xưa sóng gió một mình/ Để nay biển lớn bình minh muôn đời (Kính Người yên giấc ngàn

thu). Bác dốc hết sức mình, cống hiến trọn đời cho dân tộc Việt Nam Mở cuộc hành hương/ Nối dài con đường cha anh gánh máy lên rừng/ Theo Bác gọi một mùa đông bùng nổ/ Đúc lựu đạn và đúc chí anh hùng quyết tử (Hang đá bồi hồi). Tâm nguyện của Bác là làm sao giải phóng dân

tộc, đoàn kết thống nhất hai miền Nam Bắc Đất nước còn chia cắt/ Bác

cháu ta tiến lên/ Giành chắc ngày thống nhất/ Hồng phúc đất Rồng Tiên

(Bác giữa Ba Đình). Minh Huệ là một trong số những nhà thơ theo chân Bác, ông cảm nhận sâu sắc về sự trăn trở của Bác trước vận mệnh của

giang sơn Tổ Quốc:

Anh đội viên tức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ)

Bác trằn trọc ngủ không yên vì đất nước đang đau thương, nhân dân đang bị xiềng xích nô lệ: Tổ Quốc nhiều sóng gió/ Giấc ngủ ta chưa yên (Vẫn

một mùa đông). Bác rất giàu lòng nhân ái: Đất nặng nghĩa, đất ân tình đón Bác/ Trọn một đời thương dân, cứu nước (Mùa Sen đón Bác)

Bác rất ân cần, nhân hậu đối với muôn dân:

Ơi những đêm trường đi chiến dịch Lớn trong tình Bác ấm mênh mông

Vẻ đẹp của Người còn tỏa sáng ngay trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, đó chính là lối sống giản dị. Sự giản dị đơn sơ trong cuộc sống là sự chí công vô tư, vượt lên hết thảy mọi sự ham muốn vật chất đời thường và đó cũng là sự cần, kiệm trong cuộc sống - một đức tính tốt đẹp của người dân xứ Nghệ. Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng Thủ đô, cuối năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại Phủ chủ tịch. Lúc đầu Thường vụ Trung ương Đảng sắp xếp cho Người ở tại ngôi nhà trước đây của Toàn quyền Pháp - một ngôi nhà sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khước từ và chọn cho mình một ngôi nhà của một người công dân thợ điện để làm việc cho gần gũi với anh em và các đồng chí của mình. Sau này nơi ở của Người ngôi nhà sàn đơn sơ giữa vườn cây, ao cá giản dị đã đi vào huyền thoại. Những đồng chí có dịp được ở gần Người, khi tận mắt chứng kiến bữa ăn của một vị Chủ tịch nước đều nhận xét: Người vẫn nhớ những món ăn đạm bạc của quê hương. Trên mâm cơm vẫn bát canh, quả cà, miếng cá kho hoặc miếng thịt kho, tuyệt nhiên không thấy những món ăn đặc sản, xa cách với người lao động. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: Dùng cơm với Cụ hàng trăm

lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm nào, bởi vì Cụ trọng công đức của người lao động đã làm ra hạt lạc, hạt gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hoà ở một con người[68]. Cách ăn mặc của Người cũng giản dị, thanh tao từ quần áo Người mặc, đôi dép cao su Người đi đều đã mang đậm dấu ấn cần, kiệm của văn hoá XứNghệ. Trong Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay vẫn lưu giữ bộ quần áo kaki Người mặc lúc sinh thời. Trước đây, khi thấy Người mặc bộ quần áo kaki cũ, các đồng chí phục vụ có ý đề nghị thay bộ mới hơn, Người nói Dân ta còn nghèo, đang khó khăn nhiều, Bác có bộ quần áo này là đầy đủ lắm rồi. Xí nghiệp may 10 của Tổng cục hậu cần gửi biếu Bác bộ quần áo kaki mới, Bác nhận, song Người gửi lại để

xí nghiệp làm phần thưởng thi đua cho anh em công nhân. Nét đẹp giản dị của Bác được Minh Huệ phản ánh trong thơ rất rõ nét làm cho chúng ta mỗi lần đọc lên rất xúc động: Áo xanh cũ, dép quai đen/ Bác đi trìu mến,

thân quen lạ thường (Bác về sáng nay). Và: Áo Ka Ki còn đọng lại gió lào/ Khăn trắng vắt vai như ông nội trưa nào (Hang đá bồi hồi). Hay: Bác nằm

vẫn tấm chăn nâu/ Áo Ka-ki ấy thoảng màu lúa thơm (Kính người yên giấc ngàn thu)... Bác còn giản dị trong lời nói:

Tổ Quốc nhiều sóng gió Giấc ngủ ta chưa yên

(…)Được phục vụ Nhân dân Bác luôn luôn thấy khỏe Ôi lời Bác giản dị

Mà máu thịt nước non

(Vẫn một mùa đông) Bác giản dị trong sinh hoạt hàng ngày: Quần xăn quá gối , áo “cầu vai” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bác ngồi trên núi, dáng khoan thai, Mắt dọi ngời ngời đường chiến sĩ Tung hoành đạp nát vạn rào gai.

(Dáng ngồi)

Trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn dành thời gian để tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi cá… quanh ngôi nhà Bác ở là một khu vườn với nhiều loại cây, hoa trái, trong đó có hàng dâm bụt - gợi nhớ quê nhà. Như vậy, chỉ với những gì xung quanh thể hiện qua cách ăn, ở, mặc và sinh hoạt ta cũng đã thấy ở trong Chủ tịch Hồ Chí Minh có thấp thoáng dấu ấn quê hương, đó là sự giản dị, cần, kiệm, trọng lao động. Qua những hành động đó ta còn thấy được tình cảm sâu

sắc của Người đối với quần chúng nhân dân, một tình yêu san sẻ không muốn sống trên mức sống của một người dân bình thường. Tình nhân ái và yêu thương mọi người còn thể hiện qua rất nhiều qua những cử chỉ và hành động của Người, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhắc đến cái khái quát cao nhất đó là trong tư tưởng để Người đi đến hành động: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, đó là nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, ai cũng có ăn, có mặc và ai cũng được học hành. Từ những mong muốn đó mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi gian khổ hi sinh. Tính nhân ái đó không chỉ thể hiện cho dân tộc Việt Nam mà cho những người dân lao động khổ cực trên thế giới, đi đến đâu, bất cứ nơi nào Người cũng cảm thấy đau xót trước những người dân mất nước, nô lệ lầm than. Tình nhân ái, và một tình cảm trân trọng tất cả những người xung quanh mình, đó còn là sự nâng niu tình cảm con người, sự bao dung khi đối với những người mắc sai lầm trong quá khứ, từ đó mà khơi gợi lại cho họ những đức tính tốt đẹp, hướng họ đến cái chân - thiện - mỹ.

Tinh thần lạc quan, ham học hỏi của con người xứ Nghệ, cũng được thể hiện rõ nét hơn cả qua cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta biết rằng, với tình yêu nước nồng nàn, để tìm đường cứu nước làm cho dân có ăn, có mặc và ai cũng được học hành, Người đã ra đi bằng hai bàn tay trắng, không kể giá lạnh của băng tuyết Người vẫn miệt mài làm việc như bồi bàn, quét tuyết, chụp ảnh… để có tiền để hoạt động cách mạng. Rồi khi bị trong tù thì tinh thần của Bác vẫn không hề bị nao núng. Vượt qua những gian khổ ấy là nhờ người có một niềm tin vững chắc ở phía trước, một tinh thần lạc quan yêu đời.

Những vần thơ với những trăn trở về thiên nhiên, quê hương đất nước là một bằng chứng về tinh thần lạc quan của Người. Dòng chảy thương yêu neo đậu quê hương dù Bác có xa quê ngót nửa thế kỉ, điều đó thể hiện qua bài thơ Tiếng sen :

Nhắc một ngày, Bác về làng xưa ấm cúng Năm mươi năm…ôi nghĩa nặng, tình cao Bác muốn nghe tiếng ví dặm thuở nào Em xin hát lòng cháy lên hạnh phúc

Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ đã rất ham học hỏi, và đức tính đó là một trong những truyền thống của quê hương. Sau này cũng vậy, dù ở đâu trong hoàn cảnh nào Người cũng luôn tranh thủ học ngoại ngữ, đọc sách và nghiên cứu những vấn đề trên thế giới. Chính điều đó đã cho Người một kiến thức uyên bác về thế giới và về thời cuộc.

Như vậy, văn hoá xứ Nghệ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc. Những tinh hoa văn hoá ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của Người, là một phần rất quan trọng trong việc hình thành phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế, ở Hồ Chí Minh, bất cứ làm việc gì, khi còn trẻ hay đã già, trong phong cách ứng xử, sinh hoạt, làm việc, tư duy… vẫn mang đậm dấu ấn văn hoá quê hương. Có được điều đó cũng bởi từ rất sớm Người yêu tha thiết mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền thống, yêu tha thiết những người dân lam lũ nhưng lạc quan yêu đời. Trước khi rời khỏi thế giới này, Bác vẫn nhớ da diết về quê hương xứ Nghệ của mình. Trong nhạc phẩm Lời Bác dặn trước lúc đi

xa của nhạc sĩ Trần Hoàn làm dấy lên một tình cảm xúc động cho chúng ta … Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu Ví, nhớ làng Sen từ thửa ấu thơ… Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim…

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, là ngôi sao sáng dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Người còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của thế giới. Người hiện lên trong thơ Minh Huệ như một viên ngọc sáng lung linh về nhân cách, một người cộng sản mẫu mực về đạo đức, giản dị trong cách sống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 113)