quê hương ban tặng. Đó chính là điều quan trọng làm nên hồn cốt cho những vần thơ xuất sắc của ông khi viết về làng quê.
3.1.3. Những sắc thái thẩm mỹ trong thơ viết về làng quê của TrầnHữu Thung Hữu Thung
Trần Hữu Thung là nhà thơ rất có duyên khi viết về làng quê. Người đọc tìm thấy trong tác phẩm của ông những tình cảm mới mẻ, những ý tưởng đẹp đẽ, và gặp biết bao kí ức tuổi thơ tươi rói đã bị lãng quên khỏa lấp. Những tình cảm sâu sắc Trần Hữu Thung dành cho quê hương được gửi gắm trong một hình thức nghệ thuật thơ rất giản dị. Thơ năm chữ, thơ lục bát kết hợp với hình ảnh thơ tạo nên tính thẩm mĩ trong thơ của ông khi viết về miền quê yêu dấu.
Với rất nhiều bài thơ dưới hình thức năm chữ đã toát lên được nét chân chất mộc mạc của tâm hồn người Nghệ mà chúng ta đã bắt gặp trong bài vè của quê hương (Thăm lúa, Đứng đầu vườn, Một sáng mùa thu, Câu chuyện
mảnh vườn và căn nhà). Cấu trúc dòng thơ ngắn (5 chữ) dồn chứa tình cảm
của thi nhân vào trong đó tạo nên sự lay động mạnh mẽ trong trái tim người đọc. Chúng ta cũng mở lòng ra với thiên nhiên cùng thi nhân để đón nhận những giọt mật ngọt, ánh sáng đời mà quê hương ban tặng. Nhà thơ xúc động đến thẫn thờ. Hồn người say đắm khi đón nhận cái ánh sáng dìu dịu của mùa
thu trong xanh, hiền hòa trên đất quê: Ôi cái sáng mùa thu/ Đến thẫn thờ say
đắm/ Quê ta được một giờ/ Đẹp thế này hiếm lắm (Một sáng mùa thu). Đó
còn là tia nắng đỏ ban mai tiếp thêm sức sống cho cây xanh vươn mình đứng dậy:
Nắng ấm đỏ ban mai Sai hồng tàu chuối nõn Mía dựng hình chóp nón Đợi trâu vào kéo che
(Đứng đầu vườn)
Và cảm xúc của thi nhân khoan khoái, lâng lâng khi được đón nhận cảnh quê đầy nhựa sống, tràn hương sắc. Mặt trời của buổi bình minh đọng trên từng giọt sương tạo nên ngũ sắc lung linh, huyền diệu. Chim ca đua hót vang lừng trên cánh đồng mẩy hạt vàng. Bầu trời như được đẩy cao hơn và trong hơn tạo nên sự khoáng đạt trong hồn người khi đứng trước cảnh:
Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng
(Thăm lúa)
Phải có một tâm hồn yêu quê hương tha thiết Trần Hữu Thung mới cảm được hết cái vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên như thế.
Nếu thể thơ 5 chữ của Trần Hữu Thung gói trọn những tình cảm, cảm xúc dồn nén trong trái tim người quê thì thể thơ lục bát tạo ra sự trải rộng của
cảm xúc như dòng sông dạt dào miên man (Đất quê mình, Này con….). Thơ Trần Hữu Thung khi viết về làng quê bao giờ phần kết cũng hướng đến ánh sáng tương lai chan chứa một niềm lạc quan tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến. Mặc dầu anh ra đi chiến trận đã qua ba mùa chưa trở về nhưng em vẫn một lòng tin tưởng cách mạng sẽ thành công, anh lại về bên em, bên đồng lúa chín tỏa ngát hương nồng.
Mùa sau kề mùa trước Em vác cuốc thăm đồng Lúa sây hạt nặng bông Thấy vui vẻ trong lòng Em trông ngày chiến thắng
(Thăm lúa)
Mùa xuân vốn dĩ đã đẹp nhưng khi vào thơ Trần Hữu Thung càng trở nên tươi vui và tràn đầy sức sống. Đó là nhờ cách phối hợp âm thanh và hình ảnh làm cho “trống nhạc, lời ca” càng vang ngân hơn.
Bỗng trống nhạc vang ngân Trong như làn ánh sáng Nghe như xa như gần
Mênh mông và bảng lảng… Xuân đã tràn ánh nắng Ấm áp những lời ca Xuân cũng về thầm lặng Tự bao giờ trong ta
(Đứng đầu vườn)
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Trần Hữu Thung khi viết về làng quê thường mang những nét đặc trưng của xứ Nghệ. Đó là dòng sông Lam, ngọn
núi Hồng, rú Quyết, lèn Hai Vai… Những hình ảnh ấy khi đi vào thơ Trần Hữu Thung trở nên sinh động và có hồn. Thể thơ, hình ảnh thơ kết hợp với nhịp điệu thơ hài hòa, tất cả như một dàn hợp xướng tạo nên những khúc nhạc đồng quê sâu lắng thiết tha trong thơ Trần Hữu Thung.
3.2. Hình tượng Bác Hồ trong thơ Minh Huệ - sự kết tinh những phẩm chất tinh thần của con người xứ Nghệ