Kiến trúc câu thơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 123)

11 Cỏ cháy thu long lanh 8 chữ xen 7 chữ 13Lẵng hoaLục bát

3.3.1.Kiến trúc câu thơ

Kiến trúc câu thơ là sự sắp xếp ngôn từ một cách có nghệ thuật. Nhà thơ kiến trúc nên câu thơ không chỉ để tạo dáng nét hình thức bên ngoài mà hơn hết đó là nhằm truyền tải nội dung tư tưởng mà mình muốn gửi gắm. Chính vì vậy, đọc được kiến trúc câu thơ là chúng ta đã đọc được tâm hồn tư tưởng của nhà thơ.

Để kiến trúc nên những câu thơ hay đòi hỏi người kĩ sư chữ nghĩa phải có sự thăng hoa trong cảm xúc. Nếu không có cảm xúc thì những câu thơ ấy chỉ là sự lắp ghép ngôn từ tạo ra những xác chữ vô hồn mà thôi. Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là sự phân dòng. Có những thể thơ số dòng, số chữ mỗi dòng đều quy định trước, như thơ luật. Dòng là đơn vị nhịp điệu. Số chữ ít nhiều tạo nhịp điệu nhanh chậm khác nhau. Thơ xưa, dòng thơ cũng là câu thơ, vì diễn tả trọn một ý. Thơ ngày nay có khi hai ba dòng mới trọn một câu (trường hợp vắt dòng), cho nên dòng thơ không trùng với câu thơ. Câu thơ có vai trò, vị trí quan trọng trong một bài thơ, bởi nó là đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ và không bao giờ vắng mặt trong bất cứ hình thức hay thể thơ nào.

3.3.1.1. Kiểu kiến trúc câu thơ trong thơ Trần Hữu Thung

Thơ Trần Hữu Thung có kiểu kiến trúc câu rất đa dạng. Tùy thuộc vào ý tưởng và cảm xúc, ở mỗi bài thơ Trần Hữu Thung đã tìm cho mình những cách kiến tạo câu thơ khác nhau. Thơ Trần Hữu Thung là sản phẩm tinh thần

của thời kì chống Pháp, chống Mĩ, mục dích của những bài thơ ấy chủ yếu để tuyên truyền, cổ động tinh thần cách mạng. Do đó, phương thức tổ chức câu thơ phải luôn hướng đến quần chúng, tìm về quần chúng cho dễ hiểu, dễ thuộc và dễ nhớ. Thơ Trần Hữu Thung là câu thơ điệu nói. Hình thức câu thơ như thế ta đã bắt gặp rất nhiều trong ca dao xứ Nghệ:

Ai đi đường rậm xa xa, Chờ em đi với hai ta đi cùng. Lối vô trong rú, trong rừng,

Em đi một chắc (mình) hãi hùng lắm thay.

Hay:

Khi mô bứt củi cho đầy,

Thương em anh giúp một tay cùng về. Củi em xấu bó bạn chê,

Anh bỏ mà về răng được, ơ anh!

Qua một số cứ liệu trên có thể giúp chúng ta nhận dạng được đặc điểm câu thơ điệu nói. Với các đại từ nhân xưng ngôi thứ, những câu thơ điệu nói có thể cho phép nhà thơ biểu hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường, tư tưởng. Câu thơ trở thành lời nói cá thể có ngữ khí từ, câu hỏi, câu cảm thán hướng tới một ai đó, hoặc hướng tới chính người đọc theo kiểu từ bộc bạch tâm sự với bạn bè. Câu thơ điệu nói giải phóng giọng điệu cá thể, làm cho nó hiện ra trên bề mặt, đồng thời cải tạo lại chất nhạc của thơ – không phải nhạc trầm bổng réo rắt do phối hợp bằng trắc tạo nên, mà đó là do nhịp đập của con tim tạo nên. Nhạc trong câu thơ điệu nói là tiếng người, là ngữ điệu người. Thành phần của lời thơ trữ tình điệu nói rất đa dạng: có các hư từ, các cách lập luận, các khẩu hiệu; có tiếng hô, lời chào, lời chêm, câu hỏi, đối đáp, có cách vắt dòng, thậm chí cả một khổ thơ chỉ là một câu thơ. Bên cạnh đó, câu thơ điệu nói còn đứng trước những viễn cảnh phát triển khác nhau. Nó mở cửa cho tiếng lòng

gần gũi, mang cái hổn hển dào dạt của đời vào thơ. Nó mở cửa cho tiếng nói hàng ngày, chất văn xuôi đủ các cung bậc, lĩnh vực có thể vào thơ. Nó mở rộng cửa sang truyền thống dân gian. Vì thơ ca dân gian căn bản là thơ điệu nói. Nó mở ra cho các hình thức tư duy mới mẻ, cho phép sử dụng các ẩn dụ liên tường, đầy nghịch lí bất ngờ. Chính vì thế, ngay trong hình thức thơ, cá tính của nhà thơ có điều kiện bộc lộ rõ nét.

Từ những đặc điểm nhận dạng của câu thơ điệu nói, soi chiếu vào thơ Trần Hữu Thung, chúng ta nhận ra thơ ông chủ yếu là câu thơ điệu ví. Những lời ăn tiếng nói hàng ngày đều được Trần Hữu Thung đưa vào thơ. Trong mỗi câu thơ có nhiều thành phần: lời hỏi, tiếng hô, lời chêm, cấu trúc câu dài, ngắn:

Trâu ta lưng rộng như sân,

Sừng cong chữ S đuôi quằn chữ Ơ Khoan hỡi khoan hò,

Con trâu đi trước con bò đi sau. Trâu ơi bò hỡi đi mau,

Đừng có sợ cầu buổi học choa trưa. (Lớp học giữa đồng )

Con sáo ôi con sáo Máu dầm lưng dầm đầu! Tâm gọi vào thân sáo

Bố có đây không, thầy đâu? (Lời sáo mách)

Một tiếng hô chuyển núi:

-“Dân ta quyết từ đây, Đánh đổ thằng Tây

…không đi phu cho Nhật!” Tiếng hô vang như sét Chuyển động đất trời Vứt cuốc xẻng khắp nơi Trào nước mắt mà cười Vo áo tròn mà nhảy!

(Ngày thu ấy)

Các đại từ nhân xưng xuất hiện rất nhiều trong câu thơ điệu nói: Chiều nay nghe tiếng hát vang :

Hắn sướng hắn nhảy bò quàng cả chân Hắn vô nắm lấy giải khăn

Kéo tôi từ bếp ra sân ra đàng (Bộ đội về làng)

Cả ba người…cả một mớ hoang mang Không biết chọn ai cho tiện

Bà có ý tán thành anh Hiến

Ông nghe chừng tín nhiệm anh Hiền Nghĩ ngày mùa hạt lúa, cây cơm Ý ông lại ưng anh Hai Tộ

(O Bưởi làng tôi)

Nhạc điệu trong câu thơ của Trần Hữu Thung không phải được tạo bởi sự phối thanh bằng trắc, mà nó là nhạc điệu của tình cảm, cảm xúc, của tiếng lòng, đó còn là âm thanh của cuộc sống hàng ngày:

Quên nhau thật khó lắm mà

Nhớ nhau cứ vậy như là ngày đêm Ngày ơi nắng trải ngang thềm

Đêm ơi chênh chếch nửa rèm vầng trăng Em ơi phải thú thực rằng

Quên nhau khó lắm chi bằng nhớ nhau (Thơ không đề)

Mặt trời càng lên tỏ, Bông lúa chín thêm vàng Sương tro đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh. Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng. Đứng chống cuốc em trông Em thấy lòng khấp khởi. Bởi vì em nhớ lại

Một buổi sáng mai ri Anh tình nguyện ra đi Chiền chiện cùng cao hót Lúa cũng vừa sẫm hột Em tiễn anh lên đường.

(Thăm lúa)

Tuyển tập thơ Trần Hữu Thung có khá nhiều bài có kiến trúc câu thơ vắt dòng. Thực chất câu thơ vắt dòng là hình thức xuống dòng giữa câu không viết hoa: Đồng chí Tô, Đất quê Mình, Việt Nam Tổ Quốc tôi, Lại nói về quê

tôi, Tiếng hát, Ngày thu ấy… Đêm nay

Cùng tiếng hát đi

Nghe như tiếng quê hương thôi thúc Tiếng lòng thao thức

Thầm…thì Có phải

Trong tôi

Hay trong tiếng hát đi Vang vọng những ngày xa xưa

Vời vợi Ở đây

Có phải Quê tôi

Đã từng được gọi là nơi Mang gánh nặng hai đầu ĐẤT NƯỚC? Đường đi lên

Những truông những dốc

Trục trặc Gian lao Trường Sơn xanh

Ngó biển Đông sâu Tên núi tên sông

Gắn chặt với tên người đuổi giặc. (Tiếng hát đi)

Trên bước đường nghệ thuật, Trần Hữu Thung như con ong chăm chỉ đi tìm nhụy hoa để dâng mật ngọt cho đời. Ông đã dày công sáng tạo trong cả nội dung lẫn hình thức thơ. Chúng ta ghi nhận sự tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật kiến trúc câu thơ của ông.

Cũng giống như Trần Hữu Thung, Minh Huệ luôn tìm tòi sáng tạo trên bước đường nghệ thuật để tạo cho thơ mình có một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

Ngoài những thể thơ truyền thống, Minh Huệ đã thử nghiệm ngòi bút của mình trong những thể thơ hiện đại. Ông mang đến cho thơ những cảm xúc dạt dào, tươi mới thông qua nghệ thuật kết cấu câu thơ. Khảo sát thơ Minh Huệ chúng ta thấy câu thơ vắt dòng, câu thơ điệu nói xuất hiện rất nhiều. Những kiểu kết cấu câu theo lối vắt dòng, tách dòng nằm trong những bài thơ tiêu biểu: Tiếng người trận địa ngã ba, Tháng năm gửi mẹ, Tiếng sen, Hang

đá bồi hồi, Kính người yên giấc ngàn thu, Thành phố tôi yêu, Ghi về một người bạn nghệ sỹ Mỹ, Mùa xuân đêm ấy…em ơi, Thơ hành quân, Người thợ mộc trong chiến hào, Hoàng hôn, Chiêm ngưỡng, Cỏ cháy – thu long lanh, Cây đào con gửi lại, Tiếng đàn nhà Lê Nin, Mẹ ơi…đêm Von Ga, Chào màu xanh Mat – X Cơ – Va, Huyền thoại mùa thu, Hồn văn,Mùa xuân đêm ấy em ơi, Em trẻ mãi, Con dâu mới thật…, Anh không yêu em đâu, Mẹ cho con, Tôi không chết.

Để nhấn mạnh ý thơ, đồng thời thể hiện con sóng cảm xúc, Minh Huệ đã tách câu thơ ra làm nhiều dòng:

Tất cả nơi em

mãi là đầy đặn Mãi là

Sóng sánh ánh trăng thanh Mãi là

hương tóc quấn hồn anh Mãi là

Ơn tạo hóa dành cho anh Đầy đặn!

(Đầy đặn)

Minh Huệ còn sắp đặt câu thơ dài ngắn khác nhau trong một bài thơ tạo nên sự linh hoạt trong cách diễn đạt ý tưởng:

Mái tóc xanh vẫn cứ là xanh Nghĩa là em trẻ mãi

Nghĩa là em sống mãi

Nghĩa là em vĩnh hằng tồn tại trong anh. Ơi tuyệt vời!

Mùa xuân

Đêm ấy Em ơi (Hòa một)

Hay như trong bài thơ Cây đào con gửi lại các câu thơ như bị cắt đứt, gãy gập cùng với hình thức câu cảm, câu hỏi, câu buông lửng nhằm nói lên sự hồi hộp xúc động dồn dập của nhà thơ trước những chiến công thần tốc của quân ta:

Đào nở muộn Bỗng dậy hồng Đón tin vui

Thần tốc!

Mẹ lung linh ánh mắt hồi hộp Nó đánh ở đâu?

Nó đánh ở đâu? Buôn Ma Thuột…

Huế cố đô…

Câu hỏi sau xoáy sâu câu hỏi trước Tin đại thắng nhanh hơn điều mẹ ước.

(Cây đào con gửi lại)

Rồi với hình thức câu cảm thán tách dòng, ta cảm nhận được tiếng reo mừng chiến thắng của đồng bào trước trận đầu đánh giặc còn vang mãi đến tận hôm nay:

Ngã Ba! Ngã Ba

Đạn ba tầng phóng lên đỏ nắng Tất cả làm nên trận đầu

Đẹp lắm!

(Tiếng Người Trận Địa Ngã Ba)

Có khi một câu thơ được tách xuống dòng thành hai dòng, đầu dòng sau không viết hoa, câu thơ như đứt đoạn và qua hình thức câu thơ đó ta nghe được tiếng nức nở nghẹn ngào của người con hiếu thảo trước hương hồn mẹ yêu:

Giỗ đầu mẹ

Con cúi đầu ơn Mẹ. Mẹ cho con

Nét thanh tú xanh tươi Mẹ cho con

Một hồn thơ dân dã Mẹ cho con

Tuổi thọ giữa đất trời Con cúi đầu

Ân nghĩa Mẹ

Mẹ ơi. (Mẹ cho con)

Niềm yêu đời, yêu nghề, yêu thơ của Minh Huệ được cất lên trong bài thơ Tôi không chết. Cấu trúc câu thơ vắt dòng, góp phần giúp chúng ta cảm nhận được niềm lạc quan của thi nhân:

Từ cõi chết tôi trở về chói lọi

Chói lọi tình thương con cháu giữa bạn bầu, Tôi không chết nghĩa là tôi sống mãi

Với một nàng… Đẹp lắm

Nàng thơ (Tôi không chết)

Những câu thơ của Minh Huệ nẩy mầm từ vùng đất giàu truyền thống văn hóa đã góp phần neo giữ hồn quê của người dân xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung (Trang 123)