Có thể nói thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kì diệu giữa âm thanh và ý nghĩa, hình ảnh. Hai yếu tố chữ và nghĩa trong ngôn ngữ thi ca hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau sẽ làm tổn hại đến bình diện ngôn ngữ và thẩm mỹ của câu thơ.
Một điểm chung dễ nhận thấy trong ngôn ngữ thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung là sự xuất hiện rất nhiều của lớp từ địa phương. Tiếng địa phương xứ Nghệ đã bước vào lãnh địa thơ ca và được xếp bình đẳng với ngôn ngữ phổ thông bác học góp phần làm mới diện mạo thơ ca. Từ địa phương được Minh Huệ và Trần Hữu Thung đưa vào thơ với một ý thức nghệ thuật rất rõ ràng chứ không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên. Họ đã sử dụng phương ngữ một cách khéo léo đến tinh tế.
Trong thơ Trần Hữu Thung phương ngữ xuất hiện nhiều, đến mức đậm đặc. Tác phẩm nào của ông cũng có từ địa phương. Ít thì vài ba từ, nhiều thì hàng chục từ. Riêng bài thơ O Bưởi làng tôi có đến 29 từ. (O, tỏ, rú, trổi, lựa,
ế, trật, vờ, vạt, ưa, ưng, bị (thuốc), vắn, nhủ, trù, rậm rịch, yêng hùng, môi (mạ), ngó, nức nẹt, nấn ná, xắc, găm (tóc), nghỉ, vò, mi, vô, chừ, trơ). Nét đẹp
rất riêng của người xứ Nghệ đã hiện lên ngay ở nhan đề: O Bưởi. Nếu thay
đại từ O thành chị, cô xem ra khách sáo, xa lạ. Cách xưng hô ấy không chỉ gần gũi, mộc mạc mà còn tạo thêm sự yêu mến. Hơn nữa cách dùng từ trên còn cho ta thấy tình cảm thân mật của nhà thơ với người ở làng mình. Ở bài thơ Hai Tộ hò khoan Trần Hữu Thung cũng sử dụng từ địa phương với một mật độ đậm đặc như vậy (bịn rịn, nừng, sọt, ngó, lổ, dô hò, dậm, mớ (dời),
chắc, rú, rủ, đậy, chưởi,dở (chừng), trật, kẻo, tráo, mi, van, xắc, trạo, nhắm, bầy, bay, choa, đếch, nấy, con hoe, mẹ đĩ…). Cũng cách dùng ấy là ở bài thơ Cò trắng phát thanh . Ở đó ta bắt gặp hàng loạt từ địa phương, như: Náu lặng, ngái, mô, hòng, vô, o, ả, thậm. Nhiều phương ngữ trong thơ Trần Hữu
Tay run run mở xắc mau mau (O Bưởi làng tôi) Tiếng rằng gặp giữa ban đêm
Xắc anh cũng nặng, gánh em cũng tỳ! (Hai Tộ hò khoan)
Bác vỗ cái xắc chỉ thị (Đồng chí Tô) Chiếc xắc mây anh mang
(Thăm lúa) Xắc ngang đầu anh gối Như ngồi ngắm cái xắc Soạn ngày mai lên đường
(Một mình)
Xắc ở đây trở thành một danh từ chung, chỉ dụng cụ đựng đồ, rất quen
thuộc với mỗi người trong từng công việc khác nhau, chứ không chỉ giới hạn một loại như: xắc mây đồ dùng khá phổ biến của nhiều gia đình xứ Nghệ trong những năm tháng ấy. Cũng như thế là từ trật. Trong từ điển tiếng Nghệ
trật là hỏng, trượt, không trúng…, nghĩa thứ hai là trật khấc. Trần Hữu Thung
đã sử dụng từ này rất nhiều ở tác phẩm của mình: "Tình nguyện năm lần trật
vệ quốc quân" (O Bưởi làng tôi); "Mệt trật giây lưng/ Lỗ tai cũng thở" (Hai Tộ Hò khoan); "Lúa níu anh trật dép/ Anh cúi sửa vội vàng" (Thăm lúa). Hay
từ thậm có nghĩa là thật: "Còn như chú vẹt/ Ăn nói thậm hay" (Cò trắng phát
thanh); "Nghèo thậm là nghèo!" (Đồng chí Tô). Nếu thay thế chữ thật vào thậm thì hình ảnh cũng như ý nghĩa của câu có sự thay đổi rất nhiều. thậm
vừa diễn đạt được góc độ quan sát kĩ lưỡng, tinh tế của nhà thơ khi lắng nghe
ngôn ngữ, âm thanh của loài vật, vừa thể hiện được tình cảm, vừa có ý nghĩa
chí Tô là nghèo thật, mà còn nhấn mạnh hơn cái cảnh nghèo, "Nhà lủng mái
xiêu kèo/ vợ ươn/ hai đứa con còn bé". Gia cảnh ấy ngoài bác Tô ra chẳng còn
biết trông cậy vào ai.
Lớp từ địa phương trong thơ Trần Hữu Thung không chỉ là những từ ngữ riêng lẻ, mà còn có cả một tổ hợp từ đồng nghĩa: Nom, nhòm, ngó, chộ, ni, ri, giừ, chừ… Có một số từ địa phương trong thơ Trần Hữu Thung không
thể thay thế bằng từ đồng nghĩa được, bởi làm như thế nó sẽ mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ: "Lính cụ Hồ như lúa mùa chiêm/ Lanh như cắt biếc, dịu hiền bồ
câu." (Lính cụ Hồ). Từ lanh không thể thay thế bằng nhanh được, bởi làm
như thế nó sẽ mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ. Lanh, ngoài cái nghĩa là nhanh còn có nghĩa là khéo léo: Lính cụ Hồ như lúa mùa chiêm/ Lanh như cắt biếc, dịu
hiền bồ câu (Lính Cụ Hồ). Cũng như vậy là từ răng trong câu thơ: "Em nhớ ruộng nhớ vườn/ Không nhớ anh răng được"(Thăm lúa). Nếu thay từ răng
thành từ sao, không nhớ anh sao được, sao ít nhiều có nét nghĩa khách sáo, có cái gì đó không thật, không đúng với tấm lòng, với nỗi nhớ của người thôn nữ xứ Nghệ.
Thơ Minh Huệ cũng sử dụng nhiều phương ngữ từ nguồn suối văn học dân gian, văn hóa xứ Nghệ. Tuy nhiên, mật độ xuất hiện không dày như trong thơ Trần Hữu Thung.
Chào em gái nhỏ trong thôn nhỏ Anh hùng mà chẳng biết anh hùng Máy ảnh thu hình…tai chín đỏ Vội choàng vai bạn…nép sau lưng.
( Chào em gái nhỏ trong thôn nhỏ - Minh Huệ)
Chữ nép chỉ hoạt động thu mình lại, hơn thế, nó còn gợi được sự khiêm tốn, thẹn thùng rất đáng yêu của một cô thôn nữ . Nếu thay từ nép bằng từ
hành động, trạng thái, như dém, giật thột. Đây là những từ địa phương phát huy hiệu quả thẫm mĩ rất lớn khi đi vào thơ Minh Huệ:
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng
(Đêm nay Bác không ngủ)
Khi nhắc đến người dân xứ Nghệ, những người nơi khác lại nghĩ đến
mô, tê, răng, rứa. Lớp từ đó xuất hiện trong văn học dân gian xứ Nghệ như
một "đặc sản". Minh Huệ đã tiếp nhận vốn ngôn ngữ của văn học dân gian để làm cho câu thơ, điệu hò của mình ngọt ngào hơn, tình tứ hơn và đậm chất quê hương: "Vui răng vui rứa làng xóm, họ hàng/ Cả Kim Liên đón Bác/
Vang sáo nhạc con diều Vàng - Tự Do" (Nắng Nghệ An trò chuyện với Mây Việt Bắc).
Ảnh hưởng của thơ ca dân gian vào thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung còn được biểu hiện ở thi liệu. Trần Hữu Thung đã sử dụng các từ chỉ địa danh ở vùng quê xứ nghệ như: Sông Lam, Núi Hồng, rú Quyết, thành Vinh, Cầu
Giát, cầu Cấm, rú Gám, lèn Hai Vai, cầu Đao, Bến Thủy, Hạnh Lâm, Võ Liệt, Đô Lương, Nam Sơn… thậm chí ngay cả trên cánh đồng quê hương nhà thơ: đồng Dặm, đồng Dao, cồn Chùa, mả Trệ, đồng Hói… là các xóm trong làng:
xóm Trong, xóm Đoài, xóm Trửa, xóm Đông, xóm chợ Ràn… từ đồ dùng cá nhân: nón, áo cánh, quần đùi,chiếc khăn tay, đôi dép, cái bát, đôi đũa… đến đồ ăn, thức uống: khoai, cơm, cà, dấm… nước vối, nước chè xanh… đến cây cối: cây bưởi, cây cam, cây chuối, cây nhãn, cây quýt, cây cau, cây đào, cây
mận, cây đa, cây gạo,… đến các loài chim đồng quen thuộc với làng quê: cò, Vạc, Cà cà, Chiền chiện, Chàng làng, Chìa vôi, Chèo bẻo, chim Quốc… Khi
đọc thơ Trần Hữu Thung chúng ta thấy quen thuộc vì đã từng đọc, từng nghe đâu đó trong ca dao:
Cà cà nấp vũng chân trâu, Ăn gì béo hú rụt đầu rụt tai? Con bò hắn tưởng là ai,
Hắn đi gặm cỏ, hắn nhai mất đầu. (Ca dao)
Cà cà nấp vũng chân trâu,
Thấy đoàn du kích Cà vù Cà bay. Cà bay sang bãi hói lầy,
Nhường cánh đồng này cho du kích ta. (Hữu Thung)
Trong thơ Minh Huệ cũng xuất hiện nhiều từ chỉ địa danh quê hương xứ Nghệ Sông Lam, Hồng Lĩnh, Hồng Lam, Kim Liên, Pù Xá…
Khí linh Hồng Lam rộng mở non sông Mùa sen hương lộng trời trong
( Mùa sen đón Bác)
Đi trong mênh mông mát một trời hương Mát lòng Thanh Long in hình Hồng Lĩnh (Tình ca cây xanh) Mẹ có nghe Mênh mông Tiếng võng làng Sen (Tháng năm gửi mẹ) Tôi về thăm Pù Xá quê anh
Dòng kênh ngan ngát nắng thu xanh ( Dòng kênh mang tên anh)
Cả Kim Liên đón Bác
Vang sáo nhạc con diều Vàng – Tự Do
(Nắng Nghệ An trò chuyện với Mây Việt Bắc)
Ngôn ngữ trong thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung mộc mạc, dân dã, gần gũi, thân thuộc với người bình dân. Điều này lý giải vì sao ở xứ Nghệ, thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung lại được đi vào lớp người bình dân nhiều như vậy. Những bài thơ như Thăm lúa, Đêm nay Bác không ngủ đã nằm lòng bao thế hệ người dân xứ Nghệ.