Kiến nghị đối với Vietcombank Trung ương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Kiến nghị đối với Vietcombank Trung ương

Để phát triển kinh doanh TDBL ở địa bàn Quảng Trị cần phải có những giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Vietcombank cần cải tiến chính sách, cơ chế và bố trí các nguồn lực phù hợp với chiến lược phát triển TDBL đã đề ra:

- Vietcombank cần chú trọng đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu sản phẩm TDBL, đưa ra các gói cho vay cá nhân phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Tiêu chuẩn hóa các gói cho vay cá nhân. Tăng cường công tác marketing cho các gói sản phẩm mới.

- Có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay: Cán bộ cho vay phải am hiểu thị trường, nghiệp vụ ngân hàng và các sản phẩm. Vietcombank cần đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Hỗ trợ tài chính và khuyến khích nhân viên theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…Quan tâm giáo dục đồng bộ về cả chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật. Đào tạo phải đi đôi với sử dụng, đãi ngộ thu hút nhân tài.

- Chuẩn hóa khâu thẩm định cho vay bán lẻ: Với đặc thù tín dụng bán lẻ là cho vay món nhỏ nhưng số lượng lớn, việc chuẩn hóa công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác cho vay.

- Sắp xếp, sàng lọc cán bộ, sử dụng phù hợp năng lực, sở trường: Mạnh dạn sử dụng và bổ nhiệm những cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt, năng động, sáng tạo vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng. Đồng thời quan tâm đãi ngộ đối với các cán bộ lâu năm, đã có nhiều đóng góp cho Vietcombank.

- Tăng tính chủ động cho các đơn vị thành viên: Thực hiện phân công ủy quyền cho Giám đốc để họ được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Song song đó,

Vietcombank nên hoàn thiện công tác điều tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của bộ phận KTGSTT để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro phát sinh do lạm dụng phân công, ủy quyền. Nhân sự bộ phận KTGSTT nên trực thuộc do TW quản lý.

- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cá nhân, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân, đưa hệ thống định dạng tín dụng các nhân vào hoạt động.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)