7. Kết cấu của luận văn
1.2.2.3 Phân tích SWOT
Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược. Các yếu tố, hoàn cảnh bên trong của một doanh nghiệp thường được gọi là các điểm mạnh (S- Strengths) hay điểm yếu (W - Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp được gọi là cơ hội (O- Opportunities) và nguy cơ (T- Threats). Vì thế, phương pháp phân tích về môi trường chiến lược gọi là phân tích SWOT.
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế
kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
SWOT Matrix: Việc thiết lập ma trận SWOT được thực hiện như sau: Liệt kê các cơ hội - O Liệt kê các nguy cơ - T
Liệt kê những điểm mạnh - S
CHIẾN LƯỢC SO:
+ Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
+ Ví dụ: tài chính mạnh và thị trường chưa bão hòa => Chiến lược phát triển thị trường.
CHIẾN LƯỢC ST:
+ Tận dụng những điểm mạnh để vượt qua những bất trắc. + Ví dụ: mạnh về hệ thống phân phối và các quy định của chính phủ giảm => chiến lược đa dạng hóa, đưa sản phẩm mới vào thị trường mới.
Liệt kê những điểm yếu
- W
CHIẾN LƯỢC WO:
+ Tận dụng các cơ hội để hạn chế các điểm yếu.
+ Ví dụ: thiếu chuyên môn kỹ thuật và nhu cầu dịch vụ máy vi tính gia tăng => chiến lược mua lại một công ty điện toán kỹ thuật cao.
CHIẾN LƯỢC WT:
+ Tối thiểu hóa những điểm yếu để thoát khỏi các nguy cơ. + Ví dụ: chất lượng sản phẩm kém và các nhà phân phối không đáng tin cậy => chiến lược kết hợp về phía sau, cải tiến lại chất lượng sản phẩm, liên kết với các nhà phân phối.
Hình 1.1 Sơ đồ ma trận SWOT
(Nguồn: http://voer.edu.vn)
Nội dung của ma trận SWOT (Hình 1.1) có thể tóm tắt như sau: Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội (O) và đe doạ (T). Kết hợp phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp để xác định được những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) của doanh nghiệp. Từ đó kết hợp các S,W, O, T để hình thành các chiến lược như sau:
- Chiến lược SO : Sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ doanh nghiệp để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài.
- Chiến lược ST: Sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh hay giảm các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
- Chiến lược WO: tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong. Những điểm yếu này ngăn cản doanh nghiệp khai thác cơ hội, do đó doanh nghiệp cần khắc phục điểm yếu càng nhanh càng tốt.
- Chiến lược WT: đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Một doanh nghiệp gặp phải những mối đe dọa bên ngoài kết hợp với các điểm yếu nội tại đang đứng trước những rủi ro rất lớn, có khả năng phải liên kết, sát nhập, hạn chế chi tiêu, hay thậm chí phá sản.
- Chiến lược kết hợp cả S, O, W, T: Sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lắp dần những yếu kém và giảm bớt những nguy cơ.