Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ và quy trình hoạt động tín dụng bán

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ và quy trình hoạt động tín dụng bán

bán lẻ tại VCB QT.

2.2.1.1 Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ của VCB

a. Sản phẩm cho vay

Từ những sản phẩm cho vay tín dụng bán lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tín dụng trong hệ thống VCB từng bước được chuẩn hóa thành các nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn rất đa dạng:

Nhóm sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống:

- Cho vay bất động sản:

+ Cho vay xây sửa nhà: Đây là sản phẩm cho vay đáp ứng các nhu cầu xây mới, sửa nhà ở cho các cá nhân không quá 60 tuổi, có thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên hoặc 10 triệu đồng trở lên nếu cả vợ chồng cùng cam kết trả nợ.

+ Ngôi nhà mơ ước: Đây là sản phẩm cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn để mua hoặc bù đắp tiền đã mua nhà ở, đất ở, nhà ở để kết hợp cho thuê cho các cá nhân không quá 45 tuổi, có thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên hoặc 20 triệu đồng trở lên nếu cả vợ chồng cùng cam kết trả nợ.

+ Gia đình thịnh vượng: Đây là sản phẩm cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn để xây sửa nhà, mua hoặc bù đắp tiền đã mua nhà ở, đất ở, nhà ở để kết hợp cho thuê cho các cá nhân không quá 60 tuổi, có thu nhập hàng tháng từ 20 triệu đồng trở lên hoặc 40 triệu đồng trở lên nếu cả vợ chồng cùng cam kết trả nợ.

+ Cho vay mua nhà dự án: Cho vay vốn để mua nhà (nhà ở gắn liền với đất ở, nhà chung cư) của các dự án bất động sản với thời hạn trả nợ lên đến 20 năm và số tiền vay có thể lên đến 100% giá trị nhà được mua.

+ Cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội/ thương mại: đây là sản phẩm cho vay dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hoặc người lao động có mức thu nhập hàng tháng từ 9 triệu đồng/ tháng trở xuống để vay thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội, hoặc nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

- Cho vay cán bộ công nhân viên: cho vay không có tài sản đảm bảo cho CBCNV nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng hợp pháp bằng đồng Việt Nam của khách hàng.

- Cho vay cán bộ quản lý điều hành: cho vay không có tài sản đảm bảo cho cán bộ quản lý điều hành (từ cấp phòng trở lên) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng hợp pháp bằng đồng Việt Nam của khách hàng.

- Cho vay mua ô tô: cho vay vốn để mua ô tô với thời gian tối đa 5 năm và số tiền vay lên đến 80% giá trị xe nếu khách hàng thế chấp bằng chính chiếc xe sẽ mua, thậm chí mức cho vay lên đến 100% giá trị xe nếu có tài sản đảm bảo là BĐS, giấy tờ có giá có thanh khoản cao.

- Cho vay cầm cố GTCG: Cho vay cầm cố bằng GTCG do các tổ chức tín dụng phát hành, đáp ứng các nhu cầu vốn đột xuất của khách hàng mà không phá vỡ kỳ hạn của GTCG.

- Thấu chi tài khoản cá nhân: ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư trong tài khoản thanh toán với một số tiền nhất định, thấu chi tài khoản cá nhân chỉ áp dụng đối với các khách hàng có nguồn thu nhập thường xuyên trả qua ngân hàng.

- Thấu chi cầm cố GTCG: ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi được cầm cố bằng GTCG, với hạn mức tối đa 100% giá trị GTCG.

- Cho vay tiêu dùng khác: cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân khác như mua sắm đồ dùng gia đình, mua xe máy…

- Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh: đây là sản phẩm cho vay dành cho các cá nhân, hộ gia đình có giấy phép đăng ký kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh.

- Kinh doanh tài lộc: bổ sung kịp thời vốn lưu động thiếu hụt trong kinh doanh theo các hình thức và lĩnh vực dịch vụ, đại lý bán hàng, kinh doanh thương mại, đầu mối thu mua.

- Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết: cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết để đáp ứng nhu cầu vốn để tiếp tục đầu tư của các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Riêng tại VCB Quảng Trị, do đặc điểm trên địa bàn đồng thời chủ trương của chi nhánh là phát triển những sản phẩm mà VCB có lợi thế nên chủ yếu triển khai các sản phẩm sau: Cho vay bất động sản; cho vay mua ô tô; cho vay cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành; cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh; thấu chi; cho vay cầm cố GTCG.

b. Bảo lãnh

Cung cấp cho khách hàng (bên được bảo lãnh) dịch vụ bảo lãnh theo yêu cầu của bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) trong các lĩnh vực giao dịch nhà đất, sản xuất, kinh doanh, thương mại như:

- Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh đối ứng

c. Phát hành- thanh toán thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một sản phẩm kết hợp tín dụng và thanh toán. Các loại thẻ tín dụng như Visa, Master, Amex, Dinner Club…

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng khác loại hình cho vay truyền thống vì khi ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng, chưa hề phát sinh cho vay, ngân hàng chỉ đưa ra sự

đảm bảo về quyền sử dụng một lượng tiền trong phạm vi hạn mức cấp cho khách hàng. Việc khách hàng có thực sự vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ.

2.2.1.2 Quy trình hoạt động tín dụng bán lẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn

- Cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, bao gồm: hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng vay vốn lần đầu), hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu có) và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ.

b. Thẩm định cho vay

Tùy theo đối tượng cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế tại chi nhánh, cán bộ trực tiếp cho vay/ cán bộ tái thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo những nội dung sau:

- Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khi vay vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

- Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay (trừ các trường hợp vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên). Cho vay trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và các quy định hiện hành có liên quan.

- Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/hoặc khả năng trả nợ của khách hàng.

- Đánh giá tài sản đảm bảo vốn vay (nếu có)

Sau khi thẩm định, cán bộ trực tiếp cho vay lập báo cáo/ tờ trình thẩm định ghi rõ ý kiến đánh giá về dự án, phương án (tính khả thi, hiệu quả…) và nêu rõ một trong các quan điểm sau và trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay xét duyệt:

- Đồng ý cho vay và/hoặc với các điều kiện ràng buộc: Trong trường hợp này nêu rõ: số tiền cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay, với các lý do cụ thể.

- Từ chối cho vay có nêu rõ lý do; hoặc - Nêu các đề xuất khác với các lý do cụ thể.

Căn cứ nội dung báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của khách hàng, phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay ghi ý kiến đánh giá về khách hàng, dự án, phương án, món vay và nêu rõ một trong các quan điểm sau: đồng ý cho vay và/hoặc với các điều kiện ràng buộc, từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối, hoặc nêu các đề xuất khác.

Trình toàn bộ hồ sơ và báo cáo/tờ trình thẩm định cho người cho vay xem xét quyết định.

c. Quyết định cho vay

Ra quyết định cho vay

Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung thẩm định báo cáo của bộ phận trực tiếp cho vay và hồ sơ vay vốn, người quyết định cho vay ra một trong số quyết định sau:

- Đồng ý cho vay; - Từ chối cho vay;

- Yêu cầu bổ sung/ kiểm tra lại thông tin: trong trường hợp này người ra quyết định cho vay ghi rõ nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả hồ sơ cho bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện các bước tiếp theo.

- Các quyết định khác: yêu cầu tái thẩm định (chỉ định rõ cán bộ trực tiếp tái thẩm định); thông qua hội đồng tín dụng, trình Trung ương.

Thực hiện quyết định cho vay

Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay: Hợp đồng cho vay kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng các điều kiện thỏa thuận ràng buộc (nếu có).

Phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên từng trang hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ liên quan do cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo. Trình toàn bộ hồ sơ tài liệu đó cho người ra quyết định cho vay ký.

- Trường hợp từ chối cho vay

Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay. Trình phụ trách bộ phận trực tiếp tiếp cho vay kiểm soát và người quyết định cho vay ký thông báo trả lời khách hàng.

Trả lại khách hàng hồ sơ xin vay vốn (trong trường hợp phải trả lại) kèm theo thông báo từ chối cho vay (nếu có).

- Trường hợp yêu cầu bổ sung/ kiểm tra lại thông tin:

Cán bộ trực tiếp cho vay thu thập các thông tin theo yêu cầu của người quyết định cho vay. Thông qua phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay trình người ra quyết định cho vay xem xét quyết định.

- Trường hợp yêu cầu tái thẩm định, thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc trưng cầu ý kiến thẩm định của bên thứ ba:

Cán bộ trực tiếp cho vay sao hồ sơ gửi cán bộ thực hiện tái thẩm định/các thành viên Hội đồng tín dụng/Bên thứ ba; cung cấp bổ sung các thông tin tài liệu theo yêu cầu của cán bộ tái thẩm định/các thành viên Hội đồng tín dụng/Bên thứ ba. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp tái thẩm định:

Cán bộ tái thẩm định thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc thẩm định cho vay theo yêu cầu của người quyết định cho vay. Trình kết quả tái thẩm định cho phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay và/hoặc người trực tiếp cho vay.

Bộ phận trực tiếp cho vay chịu trách nhiệm theo dõi và thực hiện các yêu cầu do Bên thứ ba đưa ra nhằm phục vụ cho công tác thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định, bộ phận trực tiếp cho vay báo cáo toàn bộ kết quả thẩm định đến người trực tiếp cho vay xem xét ra quyết định cuối cùng.

- Trường hợp họp Hội đồng tín dụng cơ sở:

+ Trường hợp thuộc thẩm quyền Hội đồng tín dụng cơ sở:

Chi nhánh tuân thủ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng do Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương ban hành.

+ Trường hợp trình Trung ương:

Trong trường hợp vượt thẩm quyền của người quyết định cho vay: như vượt hạn mức dư nợ tối đa đối với một khách hàng; vượt hạn mức phán quyết một lần cho vay trung, dài hạn; vượt thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng đã được Tổng giám đốc duyệt; cho vay ngoài khu vực đầu tư được phân công… Chi nhánh lập hồ sơ trình Trung ương xem xét giải quyết.

d. Giải ngân và lưu giữ hồ sơ

- Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các văn bản khác (nếu có) giữa các bên đã được phê duyệt, cán bộ trực tiếp cho vay đóng dấu lấy số công văn, gửi theo quy định và chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận quản lý nợ.

- Bộ phận quản lý nợ thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ trình trưởng phòng Quản lý nợ:

+ Hồ sơ đúng, đầy đủ theo yêu cầu: cán bộ quản lý nợ thực hiện khai báo theo quy định trên hệ thống, sau đó trình trưởng phòng quản lý nợ phê duyệt và chuyển bộ phận kế toán tiền vay để thực hiện giải ngân cho khách hàng và hạch toán nhập tài sản ngoại bảng (nếu có).

Bộ phận quản lý nợ thực hiện nhập kho quỹ lưu giữ tài sản đảm bảo của khách hàng (nếu có) và thực hiện phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ theo quy định.

+ Hồ sơ thiếu, phát hiện sai sót, yêu cầu bổ sung cán bộ: quản lý nợ thông báo cho cán bộ khách hàng trực tiếp cho vay để chỉnh sửa, bổ sung.

e. Giám sát khoản vay, thu hồi nợ

- Cán bộ khách hàng trực tiếp cho vay (cán bộ khách hàng) thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu nợ.

Trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của ngân hàng, cán bộ khách hàng có báo cáo trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc thu hồi nợ trước hạn.

- Cán bộ khách hàng trực tiếp theo dõi thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ theo lịch trả nợ của khách hàng và nhu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng (nếu có).

Trường hợp khách hàng không trả được nợ, chuyển nợ quá hạn áp dụng các biện pháp gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc xử lý nợ quá hạn theo quy định.

- Cán bộ quản lý nợ phối hợp trong công tác theo dõi thu hồi nợ vay, thực hiện in các báo cáo nợ đến hạn gửi đến cán bộ khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ.

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại VCB 2.2.2.1 Thực trạng hoạt động TDBL

Hoạt động TDBL của VCB Quảng Trị bao gồm các sản phẩm cho vay chủ yếu: Cho vay bất động sản, Cho vay mua ô tô, Cho vay hộ gia đình các nhân sản xuất kinh doanh, Cho vay CBCNV (tín chấp), Cho vay cầm cố GTCG; Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng cá nhân. Riêng bảo lãnh cá nhân hầu như không có hồ sơ nào phát sinh, nguyên nhân phần lớn là do đặc điểm trên địa bàn rất ít phát sinh nhu cầu bảo lãnh cá nhân, đồng thời thời gian thực hiện bảo lãnh ngắn vì vậy số dư bảo lãnh cá nhân gần như bằng 0.

a. Quy mô TDBL

Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng quy mô TDBL Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng BQ (%)

Số liệu Số liệu Tăng

% Số liệu Tăng % Số liệu Tăng %

Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 180.0 326.0 81.11% 418.0 28.22 % 558 33.49% 47.61% DN thể nhân (tỷ đồng) 26.4 47.0 78.03% 123.0 161.7% 240.2 95.28% 111.67 % Số lượng KH thể nhân (khách hàng) 281 384 36.65% 620 61.46% 1,049 69.19% 55.77% DN bình quân của thể nhân (triệu đồng/ KH) 93.95 122.40 198.39 228.98 Tỷ trọng DN thể nhân/Tổng DN (%) 14.67% 14.42% 29.43% 43.05%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Quảng Trị)

Qua bảng trên cho thấy dư nợ thể nhân của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 65)