7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.2 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh TDBL
- Về quy mô TDBL: Nhìn chung quy mô TDBL của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng khá cao và ngày càng mạnh mẽ về số tuyệt đối, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của Chi nhánh.
Sự gia tăng đáng kể tín dụng bán lẻ về cả quy mô và tỷ trọng là một kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự định hướng đúng đắn phát triển tín dụng thể nhân phù hợp với xu hướng chung phát triển chung của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, đồng thời tận dụng khai thác được tiềm năng, thế mạnh thị trường trên địa bàn.
Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trên địa bàn quy mô TDBL của Chi nhánh như vậy còn khá nhỏ (đứng thứ 5/7 ngân hàng trên địa bàn), còn cách xa so với các ngân hàng 3 ngân hàng thương mại nhà nước còn lại (phụ lục 2) như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch chiến lược cụ thể để đẩy mạnh gia tăng hơn nữa quy mô TDBL trong thời gian tới.
- Về cơ cấu TDBL: Tỷ trọng dư nợ thể nhân trung dài hạn luôn chiếm ưu thế, tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản ngày càng tăng cho thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc gia tăng thu nhập từ TDBL cũng như phát triển TDBL đi kèm với hạn chế rủi ro.Tuy nhiên, về cơ cấu TDBL theo sản phẩm thì phát triển chưa được đồng đều, cần có kế hoạch chiến lược phát triển đồng đều để khai thác tối đa tiềm năng thị trường cũng như phát huy hết lợi thế của Chi nhánh.
- Về chất lượng TDBL: Chất lượng TDBL đạt được của chi nhánh là khá khả quan, với tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp (dưới 1%). Tuy nhiên, do đặc thù là chi nhánh mới thành lập nên nợ xấu phát sinh chưa nhiều, do vậy Chi nhánh cần chú trọng phát triển chiều rộng đi kèm với phát triển chiều sâu, để nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát, Chi nhánh cần chú trọng cả công tác thẩm định cho vay ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì số lượng khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của cán bộ tín dụng.
- Về thu nhập từ TDBL: Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh, thu nhập từ TDBL ngày càng tăng và chiếm tỷ trong ngày càng cao trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng, TDBL có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên mức thu nhập này vẫn còn thấp, chưa phát huy hết tiềm lực khai thác của Chi nhánh.
- Thị phần TDBL: Song song với quy mô TDBL còn khá nhỏ do vậy thị phần TDBL của Chi nhánh cũng nhỏ bé. Mảng TDBL tuy đã được định hướng nhưng do yếu tố khách quan thành lập muộn hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên thị
phần chiếm lĩnh còn thấp. Để tăng cường chiếm lĩnh thị phần thì Chi nhánh cần có kế hoạch chiến lược vượt trội để có những bước đột phá.
Xuất phát từ thực trạng đã được phân tích đánh giá như trên, việc xây dựng một