7. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Cơ hội
Với đặc điểm dân số trên địa bàn khá cao (dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người năm 2010), kinh tế chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ (đến 30/06/2013 có 37.151 hộ kinh doanh cá thể), số lượng ngân hàng trên địa bàn còn ít (7 ngân hàng thương mại) nên tiềm năng thị trường tín dụng bán lẻ trên địa bàn là khá lớn.
Môi trường chính trị
Môi trường chính trị trên địa bàn ổn định, tỉnh Quảng Trị được đánh giá là một trong những tỉnh có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện cho ngành tài chính ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định.
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin trên địa bàn được phát triển khá nhanh chóng dần bắt kịp với các tỉnh thành khác. Hệ thống kỹ thuật- công nghệ của ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại.
Hành lang pháp lý
Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai sản phẩm, dịch vụ mới như hoàn thành cơ sở pháp lý hoạt động thông tin tín dụng tư nhân, thông tin CIC…
Tăng trưởng kinh tế
Tỉnh Quảng Trị nằm trên hành lang kinh tế đông tây (East -West Economic Corridor- EWEC), đang trong quá trình đổi mới phát triển, có thể tận dụng các cơ hội hợp tác liên vùng của ASEAN, kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh doanh của các TCKT và dân cư ngày càng tăng lên, thu nhập dân cư được cải thiện gia tăng vay tiêu dùng, vay vốn phục vụ các nhu cầu đời sống tạo điều kiện phát triển TDBL.
Thách thức:
Sự cạnh tranh TDBL của các ngân hàng
VCB Quảng Trị chịu áp lực cạnh tranh lớn của các ngân hàng khác trên địa bàn do hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều thành lập trước VCB Quảng Trị, đã có thị
phần và lượng khách hàng truyền thống nhất định; sản phẩm của các ngân hàng cũng khá đa dạng.
Tâm lý khách hàng
Tâm lý khi đi vay của khách hàng trên địa bàn cũng là một thách thức lớn đối với VCB Quảng Trị, do khách hàng thường theo thói quen đến giao dịch tại các ngân hàng quen thuộc từ trước, ngại việc thay đổi ngân hàng giao dịch hay tiếp cận với ngân hàng mới.
Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng có nhiều thông tin và do đó có nhiều sự lựa chọn hơn, trở nên khó tính hơn, yêu cầu cao hơn về chất lượng ngoài yếu tố giá cả, chú ý đến từng chi tiết trong việc cung cấp các sản phẩm TDBL. Có khả năng một số khách hàng truyền thống của VCB tìm đến với ngân hàng khác, và thị phần TDBL của VCB sẽ thu hẹp hơn, nếu không có các giải pháp quyết liệt.
Sự tiếp cận của người dân với ngân hàng
Sự tiếp cận của người dân trên địa bàn với ngân hàng còn thấp, nhiều người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng, tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp.
Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Bên cạnh sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, VCB Quảng Trị chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính khác về sản phẩm thay thế như công ty tài chính HDFinance, công ty tài chính SGVF…về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp. Ngoài ra còn có một số tổ chức tài chính khác như quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, quỹ tín dụng Trường Sơn, công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á…
Các quy định của NHNN
Vietcombank Quảng Trị ra đời trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, các quy định của Ngân hàng nhà nước về mở phòng giao dịch của ngân hàng trên địa bàn tỉnh được siết chặt do đó việc mở rộng mạng lưới chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn.