7. Kết cấu của luận văn
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VCB QUẢNG TRỊ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết.
b. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Quảng Trị
Vietcombank Quảng Trị là một chi nhánh của Vietcombank, thành lập từ cuối năm 2009 trên cơ sởviệc nâng cấp phòng giao dịch Quảng Trị trực thuộc chi nhánh Huế thành Chi nhánh Vietcombank Quảng Trị, là chi nhánh thứ 70 trong toàn quốc, đặt trụ sở tại 51 Trần Hưng Đạo, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 27/4/2010 Chi nhánh ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương Vietcombank Quảng Trị đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
Hiện nay, VCB Quảng Trị đã có 01 điểm giao dịch và 01 Phòng giao dịch tại Thị xã Quảng Trị khai trương vào ngày 01/11/2013.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Về nhân sự:
Tổng số cán bộ: Chi nhánh hiện có 52 cán bộ, trong đó cán bộ nữ: 36 người, chiếm tỷ lệ 69 %; cán bộ nam 16 người, chiếm tỷ lệ 31%.
Độ tuổi bình quân: 28 tuổi
Trình độ học vấn: 92.3% đại học và 7.7% cao đẳng, dưới cao đẳng.
Số cán bộ có kinh nghiệm ≥ 3 năm trong ngành ngân hàng: chiếm 73%
Ban giám đốc gồm Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
Tổng số cán bộ quản lý cấp phòng: Gồm 03 trưởng phòng, 01 phó phòng phụ trách phòng, 02 phó phòng, 2 kiểm soát viên.
Tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy của VCB Quảng Trị được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy, phòng ban của VCB Quảng Trị
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Quảng Trị)
Hiện tại, cơ cấu phòng tổ của Chi nhánh rất tinh gọn, các phòng phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Cụ thể:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.KHÁCH HÀNG P.KTTT & KDDV P.HCNS & NQ PGD THỊ XÃ QUẢNG TRỊ ĐIỂM GIAO DỊCH 147 LÊ DUẪN
- Phòng Khách hàng: gồm khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và kế hoạch tổng hợp.
- Phòng KTTT&KDDV: gồm các bộ phận kế toán thanh toán, kinh doanh dịch vụ, thanh toán quốc tế, bộ phận thẻ, bộ phận quản lý nợ, bộ phận IT.
- Phòng HCNS&NQ: Gồm các bộ phận hành chính, nhân sự và ngân quỹ.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013
Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, các chỉ tiêu hoạt động cơ bản của Vietcombank Quảng Trị như số lượng khách hàng, doanh số cho vay, doanh số huy động vốn, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu, dư nợ, doanh thu phí dịch vụ…đều tăng trưởng khá tốt, tạo dựng được nền tảng khách hàng, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Cụ thể:
a. Hoạt động huy động vốn
Vietcombank Quảng Trị luôn xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. VCB Quảng Trị đã chủ động thâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là trong những năm qua, nguồn vốn của VCB Quảng Trị liên tục tăng trưởng cao và đều đặn, cụ thể:
Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 -2013
Đơn vị: tỷ VND, triệu USD
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Số liệu Số liệu Tăng/ giảm% Số liệu Tăng % Số liệu Tăng % Huy động vốn 238 486.0 104,20% 606.0 24.69% 688.0 13.53% Phân theo kỳ hạn 238 486.0 104.20% 606.0 24.69% 688.0 13.53% -HĐV KKH 57.2 34.7 -39.34% 52.5 51.30% 79.0 50.48% -HĐV Có kỳ hạn 180.8 451.3 149.61% 553.5 22.65% 609.0 10.03%
Phân theo loại
tiền 238 486.0 104.2% 606.0 24.69% 688.0 13.53%
-HĐV VND 204.1 461.0 125.87% 580.0 25.81% 648.0 11.72%
-HĐV Ngoại tệ 1.8 1.2 -33.33% 1.2 0.0% 1.86 55.00%
Phân theo đối
tượng 238 486.0 104.20% 606.0 24.69% 688.0 13.53% -HĐV từ TCKT 95.8 106.0 10,65% 106.0 0.00.% 236.0 122.64% -HĐV từ cá nhân 142.2 130.0 -8,58% 200.0 53.85% 352.0 76.00% -HĐV khác (Vay BHXH) 0 250.0 100% 300.0 20.0.% 100.0 -66.67%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Trị)
Tính đến 31/12/2013, Vietcombank Quảng Trị đã huy động được 688 tỷ đồng tăng 13,53% so với năm 2012 và tăng 189,08 % so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tổng quy mô huy động vốn bình quân trong 3 năm 2011-2013 đạt 47.5%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trên địa bàn (18.3%).
Trong hai năm 2011 và 2012, thị trường huy động vốn diễn biến phức tạp, lãi suất huy động tăng cao, các NHTM cổ phần thường xuyên huy động vốn vượt trần do đó chi nhánh rất khó cạnh tranh, với định hướng phải tăng nguồn để tăng quy mô, thị phần nên nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu tập trung tăng từ nguồn Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là ngắn hạn, không bền vững, khi có sự biến động thì ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn của chi nhánh. Năm 2013, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh có sự thay đổi theo hướng ổn định hơn, chi nhánh xác định phải giảm ngay nguồn vốn ngắn hạn gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, giảm tiền gửi BHXH chiếm 50% xuống còn 14.5% trong tổng nguồn huy động.
Cơ cấu huy động vốn:
Về cơ cấu huy động vốn, VCB Quảng Trị duy trì được mức khá cân bằng ổn định giữa nguồn vốn huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2013. Nguồn vốn huy động từ dân cư là một trong những nguồn vốn huy động ổn định nhất và là nguồn vốn quan trọng trong việc cho vay. Đến 31/12/2013, huy động từ dân cư đạt 352 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2012, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 là 40%. Huy động vốn cá nhân chiếm tỷ trọng 51% trong tổng huy động vốn, tỷ trọng này tương đối ổn định tại chi nhánh. Tiền gửi của TCKT đạt 236 tỷ đồng, tăng 14.56% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 34% trong tổng huy động vốn. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 là 43%.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 2010 2011 2012 2013 HĐV từ TCKT HĐV từ c¸ nh©n H§V kh¸c
Hình 2.2 Cơ cấu huy động vốn của VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013 (phân theo nguồn huy động)
Tuy vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lệ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn. Theo số liệu đến 31/12/2013, 10 khách hàng là tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn nhất tại VCB Quảng Trị chiếm trên 50% tổng số dư huy động của tổ chức kinh tế và tập trung chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn. Việc nguồn vốn bị lệ thuộc quá lớn vào một số khách hàng là yếu tố chứa đựng rủi ro cao. Bên cạnh đó, huy động vốn cá nhân chịu ảnh hưởng nhiều của mức lãi suất huy động, vì vậy việc cạnh tranh lãi suất và xây dựng nền khách hàng truyền thống là vấn đề cần được quan tâm.
- Về thời hạn của nguồn huy động, huy động vốn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế, bình quân giai đoạn 2010-2013 chiếm 87%.
- Xét về loại tiền huy động, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng áp đảo so với ngoại tệ (chủ yếu là USD) và có xu hướng ngày càng tăng lên. Tính đến cuối năm 2013, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm 93.33% tổng huy động. Điều này là do tác động của chính sách lãi suất, ngân hàng nhà nước đã hạn chế mức trần lãi suất huy động USD ở mức thấp, xuống còn 2% năm 2013 nên người dân chuyển dần từ gửi tiết kiệm bằng USD qua VND để có lợi hơn.
75.00% 80.00% 85.00% 90.00% 95.00% 100.00% 105.00% 2010 2011 2012 2013 Bằng ngoại tệ Bằng VND
Hình 2.3 Cơ cấu huy động vốn của VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013 (phân theo loại ngoại tệ) (%)
(Nguồn:Báo cáo tình hình tăng,giảm nguồn vốn và sử dụng vốn VCB Quảng Trị)
Thị phần huy động vốn của chi nhánh qua các năm đều tăng, bình quân 2010- 2013 là 5.5%.
Bảng 2.2 Thị phần huy động vốn của VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 HĐV của VCB Quảng Trị 238 486 606 688 HĐV của địa bàn tỉnh Quảng Trị 6.281 8.065 10.041 11.165 Thị phần HĐV 3.79% 6.03% 6.04% 6.16%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN tỉnh Quảng Trị qua các năm 2010 - 2013)
Thị phần huy động vốn đến cuối năm 2013 của VCB Quảng Trị chiếm 6,16% tổng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn, tuy nhiên đây là mức còn thấp so với vị thế của VCB.
Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn:
- Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt lại thành lập muộn hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, việc duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động liên tục qua các năm chứng tỏ được sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ - nhân viên chi nhánh VCB Quảng Trị. Tuy vậy, những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng về tài chính và nhân lực của chi nhánh VCB Quảng Trị.
- Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh khá tốt, tuy nhiên chưa có cơ sở vững chắc vì vậy chi nhánh cần có những động thái tích cực hơn để duy trì ổn định cơ cấu này.
b. Hoạt động tín dụng
Song song với công tác huy động vốn, công tác tín dụng cũng luôn được VCB Quảng Trị chú trọng, bởi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh. Dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục qua từng năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn
2010-2013 là 47.6%, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với mức bình quân chung trên địa bàn (14.16%).
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 -2013
Đơn vị: tỷ VND, triệu USD
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Số liệu Số liệu Tăng % Số liệu Tăng % Số
liệu Tăng %
Dư nợ cho vay 180.0 326.0 81.11% 418.0 28.22% 558 33.49%
Phân theo kỳ hạn 180.0 326.0 81.11% 418.0 28.22% 558 33.49% - Dư nợ ngắn hạn 131.0 164.0 25.19% 178.0 8.54% 185.2 4.04% - Dư nợ trung dài hạn 49.0 162.0 230.61% 240.0 48.15% 372.4 55.17%
Phân theo loại
tiền 180.0 326.0 81.11% 418.0 28.22% 558 33.49%
- Dư nợ VNĐ 179.8 322.0 79.09% 416.3 29.29% 556.0 33.56%
- Dư nợ Ngoại tệ 0.006 0.2 3233.33% 0.089 -55.5% 0.077 -13.48%
Phân theo đối
tượng 180.0 326.0 81.11% 418.0 28.22% 558 33.49% - Dư nợ KHDN 153.6 279.0 81.64% 295.0 5.73% 173.8 -41.08% Trong đó: Dư nợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (NĐ 56) 109.4 128.4 17.37% 125.0 -2.65% 143.6 14.88% - Dư nợ Thể nhân 26.4 47.0 78.03% 123.0 161.7% 240.2 95.28%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ Vietcombank Quảng Trị)
Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay của VCB Quảng Trị đạt 558 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,94 % tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đạt mức bình quân hàng năm trên 20%. Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, là nền tảng cho việc thực hiện các
chỉ tiêu về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên nhìn chung quy mô tín dụng còn thấp, chưa phát huy hết tiềm năng phát triển của chi nhánh.
Dư nợ bán lẻ của Chi nhánh tăng trưởng tốt, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh, năm 2010 chỉ chiếm 19% trong tổng dư nợ thì đến năm 2013 chiếm 43% cho thấy chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ khá tốt, phù hợp với đặc điểm thị trường tại địa bàn là nhỏ lẻ. Việc tăng dư nợ chủ yếu tăng từ nguồn dư nợ bán lẻ là an toàn, ít rủi ro đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, tuy nhiên tín dụng bán lẻ cũng tốn nhiều công sức, số lượng hồ sơ lớn. VCB Quảng Trị được đánh giá là ngân hàng cho vay bán lẻ khá tốt trên địa bàn.
Thị phần tín dụng: Đi kèm với mức tăng trưởng về quy mô tín dụng, thị phần tín dụng của VCB Quảng Trị cũng không ngừng tăng lên, từ năm 2010 chỉ chiếm 2.37% thì đến cuối năm 2013 chiếm 4.94%, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2010- 2013 là 3.82%.
Bảng 2.4 Thị phần tín dụng của VCB Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Dư nợ của VCB
Quảng Trị 180 326 418 558
Dư nợ của địa bàn
tỉnh Quảng Trị 7.585 8.726 9.925 11.285
Thị phần tín dụng 2.37% 3.74% 4.21% 4.94%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN tỉnh Quảng Trị qua các năm 2010 - 2013)
Tuy nhiên, thị phần tín dụng của VCB Quảng Trị vẫn còn thấp, đứng thứ 5/7 ngân hàng thương mại trên địa bàn, điều này do nguyên nhân khách quan là VCB Quảng Trị là ngân hàng thành lập muộn nhất trên địa bàn so với các ngân hàng còn lại, vì vậy VCB Quảng Trị cần nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của VCB Quảng Trị có xu hướng ngày càng tăng lên, nếu năm 2010 chiếm 27.22% thì đến năm 2013 chiếm 66.74%.
0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2010 2011 2012 2013 Dư nợ trung dµi hạn Dư nợ ngắn hạn
Hình 2.4 Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn vay (%)
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Quảng Trị)
Tuy nhiên, việc cho vay với kỳ hạn dài mặc dù đem lại mức chênh lệch lãi suất cao, lợi nhuận thu được cũng cao hơn nhưng việc cho vay trung dài hạn tăng rủi ro cũng tăng lên do đó ngân hàng cần thận trọng hơn trong công tác cho vay, bên cạnh đó cũng cần tăng nguồn huy động trung dài hạn để cân đối nguồn huy động và cho vay.
- Cơ cấu tín dụng theo đối tượng: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm và tăng lên đối với dư nợ cho vay thể nhân. Cụ thể:
0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 2013 D- nî DN lín D- nî SME D- nî thÓ nh©n Tæng d- nî
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VCB Quảng Trị)
Việc dư nợ tăng lên ở khu vực tín dụng thể nhân của VCB Quảng Trị thể hiện bước phát triển tín dụng khá an toàn, hạn chế và phân tán rủi ro, đặc biệt phù hợp với xu thế phát triển tín dụng trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn.
Chất lượng tín dụng
VCB Quảng Trị luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng khâu thẩm định để lựa chọn khách hàng đúng đắn, xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đã làm cho danh mục vay của VCB Quảng Trị lành mạnh, nợ xấu từ năm 2010 đến nay luôn thấp hơn mức 1% tổng dư nợ (đến 31/12/2013, số dư nợ xấu là 741 triệu đồng, chỉ chiếm 0.13%), nợ cơ cấu theo quyết định 780 bằng 0 và chưa có nợ xấu phải sử dụng dự phòng rủi ro (Phụ lục 1)
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro, trong thời gian vừa qua, VCB Quảng Trị hạn chế việc cho vay không có tài sản đảm bảo. Tính đến cuối năm 2013, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đạt gần 98.86% trong khi con số này tại năm 2010 là 45.08%.
Đánh giá chung về hoạt động tín dụng: