Các yếu tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Các yếu tố môi trường bên trong

Điểm mạnh:

 Về năng lực tài chính:

VCB Quảng Trị là một chi nhánh của Vietcombank, là một trong bốn ngân hàng TMCP nhà nước có quy mô lớn, thương hiệu mạnh nên tài chính luôn được đảm bảo đáp ứng tất cả nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, thế mạnh của VCB là có nguồn vốn cân đối giữa VND và ngoại tệ, trong khi một số ngân hàng khác chỉ thiên về nội tệ. Sự linh hoạt về loại tiền vay có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

 Về uy tín thương hiệu :

Tuy chi nhánh VCB Quảng Trị thành lập muộn nhưng hệ thống VCB thì đã thành lập từ lâu và xây dựng được thương hiệu khá lớn mạnh, rộng rãi, nhờ vậy việc xây dựng thương hiệu cho VCB Quảng Trị trên địa bàn cũng thuận lợi hơn.

 Về nguồn nhân lực:

VCB Quảng Trị mới được thành lập, đội ngũ cán bộ VCB Quảng Trị có độ tuổi bình quân thấp, có trình độ chuyên môn, tiếp thu nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ mới, năng động trong công tác giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng bán lẻ. Ban lãnh đạo nhiệt huyết với công việc, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng nói chung và TDBL nói riêng.

 Về yếu tố công nghệ:

Ra đời sau những ngân hàng thương mại trên địa bàn nhưng Vietcombank Quảng Trị đã được trang bị công nghệ khá tiên tiến do kế thừa từ hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của khách hàng, gia tăng tiện ích cho khách hàng từ đó có thể tăng cường bán chéo sản phẩm, đặc biệt là tín dụng bán lẻ.

 Về sản phẩm TDBL:

Cũng như yếu tố công nghệ, sản phẩm TDBL của VCB Quảng Trị cũng được kế thừa từ hệ thống. Các sản phẩm TDBL của Vietcombank khá đa dạng, mang lại tiện ích cao cho khách hàng.

Bên cạnh đó, với nguồn vốn huy động dồi dào, mặt bằng huy động vốn thường thấp hơn các ngân hàng khác nên lãi suất cho vay của Vietcombank cũng thấp hơn các ngân hàng khác, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Điểm yếu

 Thị phần, lượng khách hàng

Vietcombank Quảng Trị thành lập muộn hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên việc phát triển thị phần và lượng khách hàng khá khó khăn, vấp phải sự cạnh tranh lớn của các ngân hàng khác trên địa bàn. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, thị phần và lượng khách hàng TDBL của Vietcombank Quảng Trị vẫn còn nhỏ (thị phần TDBL đến năm 2013 chỉ chiếm 3.73%).

 Về quy mô, mạng lưới hoạt động, cơ sở hạ tầng

VCB Quảng Trị ra đời trong giai đoạn kinh tế khó khăn, có nhiều quy định hạn chế do đó việc mở rộng mạng lưới, do đó đến nay chi nhánh cũng chỉ có 01 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch nên mạng lưới hoạt động còn rất mỏng, quy mô chi nhánh khá nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của chi nhánh vẫn còn thiếu, chưa đảm bảo cho việc mở rộng thêm các phòng giao dịch.

Cơ sở hạ tầng của VCB Quảng Trị cũng chưa đồng bộ, trong khi các ngân hàng thương mại khác đã có trụ sở kiên cố, bề thế đóng tại trung tâm thành phố, cơ sở vật

chất hiện đại và mạng lưới rộng khắp toàn tỉnh thì VCB Quảng Trị có trụ sở và PGD vẫn đang đi thuê với cơ sở hạ tầng được xây dựng từ lâu, diện tích sử dụng nhỏ, nằm ở vị trí không thuận lợi cho việc xây dựng hình ảnh cũng như công tác bố trí hoạt động.

(Phụ lục 3)

 Về cơ chế quản trị điều hành

Là chi nhánh mới thành lập chưa lâu, VCB Quảng Trị còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị điều hành. Việc định hướng phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm, cơ chế điều hành lãi suất tiền vay… vẫn bị động, chưa có chiến lược cụ thể.

Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh chưa được chú trọng, các đề án phát triển của chi nhánh còn chung chung, mang tính hình thức chưa sát với thực tế và mang tính cạnh tranh cao.

 Công tác Marketing

Marketing là mắt xích chủ yếu giữa công ty với đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng, trợ giúp lập chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay công tác marketing của chi nhánh chưa được chú trọng và thiếu hiệu quả. Chi nhánh chưa có chiến lược marketing cụ thể cũng như chưa có bộ phận chuyên biệt làm công tác marketing, các chương trình marketing của chi nhánh chủ yếu theo chương trình của VCB Trung ương.

 Phong cách phục vụ khách hàng

Phong cách phục vụ khách hàng của Chi nhánh chưa được tốt, tính chuyên nghiệp chưa cao do phần lớn nhân viên mới đào tạo với số năm kinh nghiệm còn thấp. Chi nhánh mới chú trọng công tác đào tạo về mặt chuyên môn mà chưa chú trọng đến công tác đào tạo phong cách phục vụ khách hàng, chưa xây dựng các chuẩn mực trong giao tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược KINH DOANH tín DỤNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN CN QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)