7. Kết cấu của luận văn
1.2.1.1 Khái niệm chiến lược
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng.
Theo Johnson G và Scholes K (1999), chiến lược được định nghĩa như sau :
Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn nhằm giành được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan.[31]
Theo Michael E.Porter : Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành
tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”.[16]
Theo TS. Vũ Thành Hưng: “Chiến lược là quá trình xây dựng và phát triển lợi
thế cạnh tranh bền vững thông qua việc xác định vị thế của tổ chức trên thương trường cũng như việc phát triển và sử dụng các nguồn lực chiến lược một cách hiệu quả”.[14]
Theo TS. Nguyễn Thị Liên Diệp: “Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp”. [4]
Tóm lại, một cách chung nhất có thể hiểu chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn để xây dựng chương trình hành động tổng quát nhất, sau đó lựa chọn những phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.