Giải pháp tiêu thụ

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 160)

Đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm từ CCNLN ở cả thị trường trong nước và thế giới bằng việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản thông qua việc xúc tiến thương mại. Đối với các sản phẩm cà phê của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, XK chỉ chiếm 5 – 10% thì cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ triển lãm nước ngoài nhằm quảng bá các sản phẩm của mình. Từ đó, nâng cao thị phần sản phẩm cà phê ở thị trường ngoài nước.

Ngoài ra, cần liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối nhằm đưa sản phẩm đến tay những người tiêu dùng với mức giá cả hợp lí nhất để từ đó thúc đẩy việc sản xuất, đảm bảo lợi nhuận cho cả người nông dân, nhà sản xuất và cả nhà phân phối. Đồng thời, nhà sản xuất cũng cần phải liên kết chặt chẽ với người nông dân, thông qua các hợp đồng sản xuất và

bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo cho nông dân an tâm sản xuất. Như vậy cần phải xây dựng một quy trình liên kết từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản từ CCNLN cần có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ổn định giá nhằm đảm bảo đầu ra cho nông sản để từ đó người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản. Vì hiện nay phần lớn nông sản từ CCNLN như cà phê, cao su, điều và tiêu sau thu hoạch tại chỗ, một phần được bán để tiêu thụ trong nước, phần lớn còn lại được bán cho các lái buôn. Lái buôn mua hàng của nông dân và bán lại cho các đơn vị chế biến và xuất khẩu (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước). Người nông dân bán nông sản cho lái buôn nhưng thường bị ép giá thấp và trực tiếp chịu biến động giá xuất khẩu. Vì vậy, việc đảm bảo đầu ra cho nông sản là một điều hết sức cần thiết vì CCNLN được coi là những nông sản XK chủ lực của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 160)