Tiến bộ khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 66)

Việc áp dụng các giống mới và các biện pháp kĩ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc các CCNLN đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của các loại CCNLN.

Trong việc thực hiện Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, các loại giống cây trồng sử dụng trong chương trình là giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trong danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh, phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương. Cụ thể là: Cây Tiêu gồm các giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Sẻ; Cây Cà phê có các dòng TR4, TR5, TR6. Ngoài ra, nông dân đã nâng cao nhận thức và kỹ năng thâm canh thông qua tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình, nhằm chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh việc các địa phương tổ chức các buôi tập huấn, hội thảo, tham quan; trong thời gian triển khai chương trình, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức 654 lớp tập huấn với 26.160 lượt người tham gia, 154 lớp hội thảo với 6.100 lượt người tham gia, 101 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm với 3,500 lượt người tham gia.Hàng năm Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các huyện và thị xã Long Khánh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân như: kỹ thuật trồng, chăm sóc; chuyển dịch cơ cấu cây trồng; chọn giống mới năng suất cao, chất lượng tốt; tưới tiết kiệm,bón phân qua đường ống; kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, ra hoa rải vụ; phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng; hướng dẫn sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân hữu cơ cho cây tiêu và sầu riêng, ứng dụng chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ nhanh hoai mục, phương pháp ghép cải tạo giống cà phê từ những vườn già cỗi, năng suất thấp sang những giống mới có năng suất chất lượng cao; hướng dẫn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với cây trồng chủ lực.

Qua Chương trình nông dân đã nâng cao nhận thức và kỹ năng thâm canh, được chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất. Nhờ việc áp dụng những biện pháp khoa học kĩ thuật, nông dân đã chủ động trong sản xuất, phòng trừ sâu bệnh nên tình hình dịch bệnh trên cây trồng được khống chế, một số bệnh hại phát sinh ở quy mô nhỏ đã được phòng trừ kịp thời. Đồng thời đã xây dựng hoàn chỉnh bộ qui trình trồng, thâm canh các loại cây chủ lực trên địa bàn tỉnh theo công nghệ cao.

Áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong công tác nhân giống cây trồng, cây công nghiệp và cây ăn trái được nhân dòng vô tính và ghép cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng giống. Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác đã được nông dân, trang trại, áp dụng vào sản xuất như: Trồng cây trong nhà lưới, có phủ bạt, phòng trừ dịch hại tổng hợp; sản xuất theo quy trình VietGAP, xử lý ra hoa trái vụ, sử dụng hệ thống tưới phun, tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống cho cây ăn trái với quy trình công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, ứng dụng quy trình công nghệ cao trên cây trồng đã cho kết quả tốt, năng suất tăng từ 30%- 80% tùy theo tuổi và loại cây trồng.

Trong năm 2010 hoàn tất hồ sơ khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học để triển khai xây dựng hạ tầng, tạo cơ sở thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)