Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 144)

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập quốc tế, Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh biết chuyển mình để hòa nhập vào xu thế chung của cả nước. Với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2010, tỉnh tiếp tục phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững nhằm nâng cao chất lượng lượng phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉnh trở thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa- hiện đại hóa; đây là một trong mục tiêu thể hiện việc đi trước về trước của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Điều đó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp chính quyền và Đảng bộ trong việc vạch ra mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc phát triển CCNLN ở Đồng Nai cần dựa trên quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhằm phát triển một cách đúng hướng. Những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn này cần giữ vững thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng… tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển. Đồng thời phải biết khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp trên

cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương; áp dụng công nghệ cao để giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ giá trị cao, các ngành vận tải, thương mại, du lịch; mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế cũng như khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

Muốn nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và mạnh thì việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới để tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển là một điều kiện hết sức cần thiết. Khi đó, chúng ta có điều kiện tiếp cận những khoa học và công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới. Điều này sẽ giúp ích rất lớn trong việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân. Con người là một nhân tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cho nên việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và phát triển kinh tế tri thức cần phải được chú trọng hơn nữa. Việc phát triển mạnh các ngành sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra cần phải chú trọng về văn hóa, thể thao, giáo dục và các mặt của xã hội, trong đó cần bảo tồn và phát huy mọi sắc thái và giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc và sáng tạo nên những giá trị mới; phát triển thể dục thể thao; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế; thực hiện bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng; bảo vệ môi trường; khai thác và xử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Cuối cùng

cần phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 144)