Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi : đất đai của vùng phần lớn là đồng bằng cao, đất xám bằng phẳng kề liền với vùng đồi badan lượn sóng, nguồn nhân lực khá dồi dào, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp, có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triển cây chức năng. Các cây trồng chính trong vùng là cao su, cà phê, điều. Riêng cây cao su, Đông Nam Bộ chiếm gần 70% diện tích, gần 90% sản lượng cả nước, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.
Việc trồng cao su ở Đông Nam Bộ được tiếp hành từ thời pháp thuộc. Thực dân pháp bắt đầu trồng cao su trên diện rộng từ 1914. Đến 1940, diện tích gieo trồng đạt 70.637 ha sản lượng khoảng 52.000 tấn. Sau khi miền Nam giải phóng Đông Nam Bộ chỉ còn 60.000ha cho sản phẩm. Trong số này cao su già cỗi, không đảm bảo năng suất mủ. Trước tình hình đó nhà nước đã chú trọng tổ chức lại việc trồng và chế biến cao su, coi cao su là thế mạnh chính trong hệ thống cơ cấu cây trồng. do
đó, chỉ trong giai đoạn 1980 – 1990, diện tích cao su đã tăng 144% và sản lượng tăng 140% . Diện tích cao su từ những năm đầu thập kỉ 90 đến nay tăng liên tục. Diện tích cao su qua các năm 2005, 2006, 2007 tương ứng là 313.090 ha, 337.280 ha, 258.330 ha. Diện tích cao su của vùng chiếm khoảng 65,2% diện tích cao su tự nhiên của cả nước trong giai đoạn này. Như vậy, cây cao su thực sự trở thành sản phẩm chuyên môn hóa chính của Đông Nam Bộ. Hiện nay, cây cao su được đầu tư theo chiều sâu. Chẳng hạn về giống, những vườn cao su già cỗi được thay thế bằng giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1.5 – 2 lần. vì thế, sản lượng cao su trong những thập kỷ tới sẽ tăng lên.
Hiện nay, cả nước có trên 500 ngàn ha trồng cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cà phê tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Các giống cà phê ở Đông Nam Bộ chủ yếu là cà phê Rosbusta, chỉ có một phần nhỏ diện tích là cà phê Arabica. Diện tích cà phê ở Đông Nam Bộ bắt đầu tăng nhanh từ những năm đầu thập niên 90, khi mà có biến động giá cà phê thế giới tăng cao, nông dân đã chuyển đổi diện tích sang trồng cà phê. Hiện nay, vấn đề đặt ra cho những người trồng cà phê ở Đông Nam Bộ là : diện tích cà phê đang trở nên già cỗi; phần lớn diện tích cà phê trồng không đúng quy cách; chăm sóc không đúng kỹ thuật; nguồn cây giống không đảm bảo; việc sản xuất cà phê còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Trước tình hình đó, cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục một cách nhanh chóng những bất cập trên trong ngành cà phê của vùng hiện nay, lúc đó thì mới ngành cà phê của Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung mới có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.
Điều là một cây trồng không kén đất, dễ trồng và chịu được thời tiết khó khăn khắc nghiệt, rất thích hợp với vùng Đông Nam Bộ. Cây điều được trồng chủ yếu trên diện tích đất badan và đất xám của vùng. Diện tích điều tập trung ở vùng lớn nhất của cả nước. Điều cũng được coi là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Diện tích và sản lượng điều của vùng chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng điều cả nước. Năm 2010, tỉnh Bình Phước với diện tích hơn 150.000 ha cây điều,
chiếm 45% diện tích điều cả nước. Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất của cả nước. Trong tương lai, cây điều vẫn sẽ là một trong những cây trồng mang lại thu nhập lớn cho nông dân và tăng kim ngạch XK cũng như góp phần tăng giá trị cho ngành nông nghiệp của vùng.