Những khó khăn

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 140)

Trong ngành nông nghiệp

Đất đai của tỉnh tuy đa dạng nhưng phần lớn đất bằng và tốt đã trồng cao su, cà phê, cây ăn trái hoặc khoanh nuôi rừng phòng hộ và đặc dụng, phần còn lại chủ yếu là đất bazan tầng mỏng có đá lộ đầu hoặc đất xám, đất phiến sa thạch nghèo dinh dưỡng, dễ bị thoái hóa, lại phân bố chủ yếu trên địa hình bị chia cắt mạnh, quy

mô diện tích manh mún, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nước mặt tuy dồi dào nhưng khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế và đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng công trình lớn, tỉ lệ thất thoát nước trong quá trình sử dụng cao. Nguồn nước ngầm phân bố không đều, nhiều khu vực đang khai thác ở mức độ cao, đã có biểu hiện suy giảm về lưu lượng. - Là tỉnh đất chật người đông, bình quân đất nông nghiệp trên nhân khẩu hiện tại vốn đã thấp và sẽ còn thấp hơn trong những năm tới do chuyển qua đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, áp lực về việc làm và gia tăng thu nhập ở khu vực nông thôn sẽ tăng, khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày một tăng lên.

- Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông, lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp chậm.

- Trong sản xuất nông nghiệp tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa giá cả không ổn định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Trong ngành trồng CCNLN

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa chú trọng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở khu vực vùng chuyên canh cây công nghiệp (đầu tư vào hệ thống điện, thủy lợi ...).

Chỉ tiêu trồng mới không đạt theo kế hoạch và việc triển khai vùng quy hoạch khuyến khích chăn nuôi còn chậm làm hạn chế kết quả mục tiêu của chương trình.

Mặc dù có nhiều biện pháp chỉ đạo tuy nhiên kết quả đạt được của chương trình còn ở mức hạn chế. Tiến độ nhân rộng, vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi còn chậm. Chất lượng vùng chuyên canh các loại cây trồng chủ lực chưa cao.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, khối lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Sản lượng, giá trị các mặt hàng nông sản XK chủ lực là cà phê, cao su và hạt điều của tỉnh vẫn không ổn định.

Nguyên nhân tồn tại những khó khăn

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm thấp hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hôi Đảng của tỉnh (13,2%/14,5-15%): nguyên nhân do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009 cũng đã ảnh hưởng đến phát triển ngành nông nghiệp.

GDP bình quân đầu người (theo giá cố định) thấp hơn mục tiêu Nghị quyết (bình quân 1.281 USD/kế hoạch 1.400-1450 USD

Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hạn hẹp, việc huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 còn hạn chế.

Thị trường thế giới và các khu vực các năm qua có những biến động bất lợi đến xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Trong sản xuất nông nghiệp chưa hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuận lợi và ổn định; giá cả vật tư, nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng nông thôn một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu.

Các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay hầu hết hoạt động không hiệu quả. Hợp tác xã nông nghiệp, trang trại còn hạn chế về quản lý, đầu tư vốn và cơ sở vật chất.

+ Phương thức sản xuất nhỏ lẻ của người dân còn phổ biến, vốn đầu tư còn hạn chế. + Chưa phát huy tốt nguồn lực trong dân. Các chính sách chủ yếu thúc đẩy sản xuất mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng (VSATTP) và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hệ thống kinh doanh nông sản an toàn chưa phát triển (chưa có vị trí bán sản phẩm an toàn tại các chợ). Công tác dự báo thị trường nông sản chưa thực sự trở thành công cụ mạnh để chỉ đạo sản xuất.

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Gia nhập WTO mang lại những thách thức to lớn, nhất là các rào cản kỹ thuật và thương mại.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY

CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở ĐỒNG NAI THỜI KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)