Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 37)

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

Do cách tiếp cận khác nhau nên cũng có rất nhiều khái niệm được đưa ra như, hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình tham gia toàn cầu hóa kinh tế. Có ý kiến lại cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Loại ý kiến lại cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Mặc dù có những khái niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ của các nước thành viên, sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, bao gồm các lĩnh vực sau:

- Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Giảm thiểu, dẫn tới loại bỏ những hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông cần được chuẩn mực hóa theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế hoặc khu vực khác.

- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hóa việc cung cấp và kinh doanh các hình thức dịch vụ. Theo phân loại của WTO, hiện có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học cho đến các dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải….

- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường cho tự do hóa hơn nữa thương mại.

- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đấn giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh….

- Triển khai những hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập.

Như vậy có thể nói khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại.

Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới trước hết bắt nguồn từ các nước công nghiệp, do họ ở thế mạnh nên thường áp đặt các luật chơi. Các nước đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ , vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nước đang tiến hành công nghiệp hóa. Lợi ích ở đây là mở cửa cho thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được kinh nghiệm của quản lý….

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình liên kết các nền kinh tế với nhau mà các đặc điểm của quá trình này thể hiện: Thứ nhất, tính thống nhất biện chứng giữa yếu tố chủ quan ( sự chủ động tham gia của các chính phủ, các quốc gia) và yếu tố khách quan ( xu thế toàn cầu hóa kinh tế); thứ hai, Sự chủ động điều chỉnh đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ theo hướng mở cửa, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, dịch vụ và đầu tư thực hiện sự luân chuyển vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động giữa các nền kinh tế nhằm nâng cao sức

cạnh tranh , phát huy tối đa lợi thế của từng nền kinh tế trong môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thống nhất; thứ ba, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế trên mọi lĩnh vực dưới tác động của các quy luật xã hội và phản ánh lợi ích của các giai cấp , dân tộc, đồng thời mang đậm những dấu ấn văn hóa – xã hội đa dạng; thứ tư, tính không đồng nhất, gián đoạn và diễn ra trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý, của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới và theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế là cách tiếp cận khác đi của

toàn cầu hóa kinh tế 1 từ góc độ tham gia liên kết các chủ thể kinh tế ( khu vực, quốc gia, doanh nghiệp và người dân) vào một chỉnh thể kinh tế thị trường toàn cầu.

Về mặt thuật ngữ, hội nhập ( Integration) thường gắn với trường phái lý thuyết

thể chế - xem hội nhập nói chung là một quá trình hướng tới và là sản phẩm cuối

cùng của sự thống nhất về chính trị hoặc kinh tế giữa các quốc gia riêng lẻ. Chủ nghĩa liên bang hướng tới sự hình thành một nhà nước liên bang, siêu quốc gia nên thường coi hội nhập là sản phẩm cuối cùng , họ nhấn mạnh sự hội nhập theo khía

cạnh định luật và thể chế, trong khi những người coi hội nhập vừa là một quá trình, vừa là một sản phẩm thì lại luôn nhấn mạnh đến sự liên kết các quốc gia thông qua

phát triển các luồng giao lưu về thương mại, thông tin, du lịch…để tiến tới tạo ra

1Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và kinh doanh của mỗi nước, dưới tác động của công nghệ, truyền thông và tiền vốn đã gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành và hoàn thiện các định chế, tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau giữa các nước và các khu vực. ( Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Thắng, 2007)

một cộng đồng nào đó. Cũng có quan điểm khác cho rằng hội nhập là một trạng thái

của một chỉnh thể mới, được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các quốc gia vào một chỉnh thể có cấu trúc nhất định và theo đó, các quốc gia riêng rẽ phải chấp thuận nhường một phần chủ quyền quốc gia, thực thi các luật lệ, thể chế chuẩn mực của chỉnh thể đó.

Hội nhập kinh tế quốc tế ở đây nói chung là tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế

thế giới, tức là xóa bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực.

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường của từng nước với thị trường của khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế mỗi nước trên tất cả các cấp độ: đơn phương ( sự nỗ lực cải cách tự nguyện bên trong của một quốc gia ), song phương ( theo các hiệp định ký kết giữa hai bên), và đa phương ( cải cách và

phát triển theo các tiêu chí của từng hiệp định đã được nhiều bên ký kết). Do vậy, nếu toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình tạo ra khung khổ phát triển chung lôi cuốn mọi nước đi theo thì hội nhập kinh tế quốc tế tự nó là một quá trình “hóa thân” một

cách chủ động của mỗi nước, mỗi khu vực vào trong các thực thể khu vực; toàn cầu để một mặt, thể hiện được vị thế và tính tự cường quốc gia – dân tộc và mặt khác, tham gia loại trừ những khác biệt để mình là một bộ phận hợp thành trong các chỉnh thể khu vực và toàn cầu đó. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế quốc tế là

một quá trình đồng thời thực hiện hai tiếp cận: một là, ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế trong đó các thành viên tham gia đàm phán xây dựng và thực hiện các luật chơi chung, đồng thời thực hiện các quy định, các cam kết với các nước thành viên trên nguyên tắc tự do hóa, giảm thiểu khác biệt và không phân biệt đối xử; hai là, tiến hành những cải cách ở trong nước để thực hiện hiệu quả các quy định, cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu tự do hóa kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển mới…

Theo TS. Nguyễn Từ: “ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa thương mại và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.”

Theo TS. Nguyễn Xuân Trình ( chủ biên): “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các chủ thể kinh tế vào cộng đồng kinh tế quốc tế tạo nên chỉnh thể kinh tế nhất định”.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết kinh tế có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước. Mỗi nước, do điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù sẽ có lộ trình, bước đi và các giải pháp hội nhập rất khác nhau.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp của một quốc gia, hội nhập thường được thể hiện ở hai hoạt động cơ bản:

- Một là, ký kết hoặc tham gia các định chế kinh tế - thương mại, đầu tư về nông nghiệp; thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư về nông nghiệp với các đối tác nước ở các cấp độ khác nhau. - Hai là, thực hiện những cải cách, đổi mới về nông nghiệp trong nước

như hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới cơ chế chính sách, điều chỉnh cơ cấu,…nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức để có thể hội nhập thành công.

Hình 2.1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2011

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP

LÂU NĂM Ở ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đồng Nai

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)