việc phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Lĩnh vực giống: Ứng dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường các biện pháp thâm canh, từng bước thay thế bằng các giống tốt trên diện tích đang sử dụng giống cũ; tăng cường công tác quản lý giống, tạo điều kiện để sản xuất và cung ứng giống có chất lượng cho dân. Diện tích cà phê ở Đồng Nai chủ yếu là giống cà phê Rosbusta có giá cả thấp trên thị trường thế giới, cần quy hoạch và chuyển đổi sang trồng giống cà phê Arabica ở những vùng phù hợp của tỉnh vì đây là loại cà phê có giá trị cao trên thị trường thế giới.
- Kỹ thuật canh tác: Hoàn thiện các quy trình sản xuất theo hướng GAP phù hợp điều kiện Đồng Nai; hỗ trợ xây dựng các điển hình sản xuất theo hướng GAP (chú trọng qui mô lớn); chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đối với cây điều, chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do một số vườn CCNLN đã già cỗi thì việc tái canh là cần thiết nhưng cần phải thực hiện với một lộ trình thích hợp nhằm đảm bảo sản lượng cà phê thu hoạch của tỉnh nhưng về lâu dài việc cải tạo các vườn cây cho năng suất thấp sẽ đảm bảo cho việc phát triển bền vững cho việc trồng và sản xuất CCNLN, góp phần nâng cao giá trị của CCNLN trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung.
- Giải pháp bảo vệ thực vật: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình phòng trừ sinh vật hại theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái; hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học, tăng cường áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp.
- Giải pháp sau thu hoạch: hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng nông sản bởi lẽ hiện nay các nông sản như tiêu, điều, cà
phê được trồng theo hộ nông dân nhỏ lẻ là chính nên việc sơ chế nông sản còn mang tính thủ công. Đồng thời cần tiếp tục thực hiện những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học hỗ trợ phát triển cây trồng chủ lực.