Địa hình

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 45)

Khái quát chung

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

Dạng địa hình núi thấp:có độ cao biến đổi từ 200 – 700 m, độ dốc phổ biến trên 200, chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú và một số ít ở Định Quán, Xuân Lộc, thảm thực vật chính là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.

Dạng địa hình đồi lượn sóng: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh

(82%), bao gồm các đồi đất bazan và phù sa cổ, có cao độ biến đổi từ 20 – 150 m, độ dốc phổ biến từ 3 - 8o, thảm thực vật chủ yếu là cây trồng nông nghiệp.

Dạng địa hình đồng bằng: là các dải đất phù sa hoặc dốc tụ nằm ven theo sông Đồng Nai, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), có cao độ dưới 20m, độ dốc nhỏ hơn 3o, thảm thực vật chủ yếu là cây trồng ngắn ngày và rừng ngập mặn.

BẢNG 2.1. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH TỈNH ĐỒNG NAI THEO ĐỘ DỐC

Độ dốc Tỉnh Đồng Nai Vùng Đông Nam Bộ Tỉ lệ các vùng (%) Diện tích

(ha)

Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tây Nguyên Duyên Hải MT 0 – 8o 438.553 82 1.686.614 76 18 13 8 – 15o 41.639 10 304.146 14 23 24 > 15o 44.083 8 227.950 10 59 63

Nguồn: Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (Lấy tỉnh Đồng Nai làm ví dụ). (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai )

So với toàn vùng Đông Nam Bộ và các vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung thì địa hình của tỉnh Đồng Nai bằng phẳng hơn, trong đó độ dốc từ 0-8o

chiếm 82%, độ dốc từ 8-15ochiếm 10% và độ dốc trên 15ochiếm 8%, đồng thời sự đa dạng về địa hình có thể xem là một trong những lợi thế để sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng đa canh.

Đánh giá chung

Vùng địa hình đồi lượn sóng có diện tích lớn, có độ dốc và độ cao phù hợp để phát triển các loại CCNLN. Các CCNLN chủ yếu ở Đồng Nai là cà phê, cao su, tiêu và điều. Đây là những CCN đem lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, cà phê, cao su và điều được coi là nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)