Quan niệm về nền kinh tế thị trường trong thời hội nhập

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 33)

1.2.1. Nền kinh tế thị trường

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa, phản ánh sự phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội. Toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất hàng hóa đều thông qua thị trường. Từ điển kinh tế học hiện đại định nghĩa: “ Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào mà trong đó diễn ra việc mua và bán các loại hàng hóa, dịch vụ”.

Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Đây là hình thức tổ chức phổ biến ở các nước phát triển và hiện nay đã lan dần sang các nước đang phát triển, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng.

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức hoạt động kinh tế, là nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn kinh tế tự nhiên trong sự phát triển của xã hội loài người. là trình độ phát triển cao hơn của sản xuất hàng hóa. Phương thức vận hành của kinh tế thị trường được thực hiện thông qua trao đổi và lưu thông hàng hóa, là trung tâm phân phối các nguồn lực, lấy lợi ích vật chất, quan hệ cung cầu thị trường làm cơ chế khuyến khích các hoạt động kinh tế.

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất. Trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, sự phát triển của

kinh tế hàng hóa, tất nhiên chịu sự tác động của các quan hệ xã hội nhất định hình thành nên các chế độ kinh tế xã hội khác nhau. Vì vậy, không thể nói kinh tế hàng hóa là sản phẩm của một chế độ kinh tế - xã hội nào mà phải hiểu rằng nó là một sản phẩm của một quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xã hội và đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường.

Từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức

kinh tế, trong đó các quyết định về việc phân bổ các nguồn lực sản xuất và phân phối sản phẩm được đưa ra trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện về giá cả giữa nhà sản xuất và khách hàng; người lao động và người sử dụng lao động.

Trong khi đó, Đại từ điển kinh tế thị trườngcũng đưa ra một khái niệm về kinh tế thị trường: là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm người phân phối tài nguyên chủ yế, lấy lợi ích vật chất, cung – cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế

Kinh tế thị trường là một chỉnh thể kinh tế được vận hành trong khuôn khổ và sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ làm cơ sở nhằm xác định và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội dưới sự chi phối của nhà nước.

Kinh tế thị trường phát triển đầy đủ là phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản như: phân bố nguồn lực kinh tế phải được thông qua thị trường; các chủ thể kinh tế được hoạt động tự do trong khuôn khổ của pháp luật; hệ thống, các loại thị trường là đầu mối quan trọng của các hoạt động thị trường và các mối quan hệ kinh tế; nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật và thông qua các công cụ kinh tế; các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập với nhiều hình thức sở hữu; giá cả được quyết định bởi thị trường thông qua quy luật cung cầu.

Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các

quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả thị trường. Cơ chế thị trườnglà guồng máy vận hành của nền kinh tế thị trường do con

người thiết lập trên cơ sở các quy luật khách quan như quan hệ cung – cầu, quy luật giá trị..trên cơ sở đó để điều chỉnh nền kinh tế. Cơ chế thị trường phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường nhưng bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan thông qua những thiết chế của chủ thể chính trị quy định. Một nền kinh tế thị trường phát triển bao giờ cũng phải nằm trong khuôn khổ của cơ chế thị trường.

Nói tóm lại, kinh tế thị trường là một chỉnh thể kinh tế được vận hành trong khuôn khổ và sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ làm cơ sở nhằm xác định và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội dưới sự chi phối của nhà nước.

Kinh tế thị trường đã trở thành mô hình kinh tế phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Do trình độ phát triển của các nền kinh tế thị trường giữa các nước rất khác nhau nên nền kinh tế thị trường ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay là hình ảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm:

- Quan hệ thị trường đã phát triển rộng rãi và sâu sắc đến mọi yếu tố và lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, quan hện thị trường còn mở rộng sang các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học và giáo dục.

- Lĩnh vực tài chính, tiền tệ phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển của nhiều quốc gia và cả hệ thống kinh tế toàn cầu.

- Mở mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kĩ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới càng thông thoáng hơn. Các công ty đa quốc gia nắm những

nguồn lực to lớn về tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực cao cấp, chi phối những ngành quan trọng của thế giới.

1.2.2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời hội nhập thời hội nhập

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm mới do

Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra và bước đầu được thực hiện ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang phát triển là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế mà các nhân tố kinh tế của kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế, quy luật thị trường đều được thể hiện và đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhân tố của chủ nghĩa xã hội, nhất là sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong định hướng nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phải chỉ do chính trị trực tiếp chi phối mà còn được quy định bởi thuộc tính bên trong của nền kinh tế. Trong quá trình vận động của mình, nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh lên để giữ vai trò chủ đạo.

Để nền kinh tế thị trường ở nước ta có thể chuyển mình để hội nhập kinh tế quốc tế thì nhà nước phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo các yêu cầu thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó cần phải có những yêu cầu cơ bản:

Thứ nhất, hoàn thiện nội dung và quy trình xây dựng luật pháp, chính sách kinh tế.

Thứ hai, rà soát lại hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật đã ban hành và đang

áp dụngđể sửa đổi luật và các quy định cho phù hợp với các yêu cầu của WTO, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp và không tương thích với những quy định của các cam kết đã ký trong các hiệp định các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế của nhà nước. Trong đó cần tăng cường vai trò, chức năng của thị trường trong việc điều tiết và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển. Đồng thời Nhà nước phải tự điều chỉnh và được điều chỉnh vai trò, nhiệm vụ của mình cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, cần đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu của và hội

nhập kinh tế quốc tế.

Cuối cùng, cần xác lập cơ chế tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực thi và điều chỉnh thể chế kinh tế của nhà nước.

Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam vừa thể hiện của một nền kinh tế thị trường

hiện đại và vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng đó được dựa trên quy luật kinh tế , tính khách quan của kinh tế thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. Đồng thời chính nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đảm bảo thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Trong xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và chịu sự chi phối của thể chế kinh tế của nhà nước nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

Do cách tiếp cận khác nhau nên cũng có rất nhiều khái niệm được đưa ra như, hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình tham gia toàn cầu hóa kinh tế. Có ý kiến lại cho rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Loại ý kiến lại cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.

Mặc dù có những khái niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ của các nước thành viên, sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, bao gồm các lĩnh vực sau:

- Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0 đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Giảm thiểu, dẫn tới loại bỏ những hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông cần được chuẩn mực hóa theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế hoặc khu vực khác.

- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hóa việc cung cấp và kinh doanh các hình thức dịch vụ. Theo phân loại của WTO, hiện có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học cho đến các dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải….

- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường cho tự do hóa hơn nữa thương mại.

- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đấn giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh….

- Triển khai những hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập.

Như vậy có thể nói khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại.

Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới trước hết bắt nguồn từ các nước công nghiệp, do họ ở thế mạnh nên thường áp đặt các luật chơi. Các nước đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ , vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nước đang tiến hành công nghiệp hóa. Lợi ích ở đây là mở cửa cho thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được kinh nghiệm của quản lý….

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình liên kết các nền kinh tế với nhau mà các đặc điểm của quá trình này thể hiện: Thứ nhất, tính thống nhất biện chứng giữa yếu tố chủ quan ( sự chủ động tham gia của các chính phủ, các quốc gia) và yếu tố khách quan ( xu thế toàn cầu hóa kinh tế); thứ hai, Sự chủ động điều chỉnh đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ theo hướng mở cửa,

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)