Đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thờ

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 36)

thời hội nhập

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm mới do

Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra và bước đầu được thực hiện ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang phát triển là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế mà các nhân tố kinh tế của kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế, quy luật thị trường đều được thể hiện và đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhân tố của chủ nghĩa xã hội, nhất là sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong định hướng nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phải chỉ do chính trị trực tiếp chi phối mà còn được quy định bởi thuộc tính bên trong của nền kinh tế. Trong quá trình vận động của mình, nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh lên để giữ vai trò chủ đạo.

Để nền kinh tế thị trường ở nước ta có thể chuyển mình để hội nhập kinh tế quốc tế thì nhà nước phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo các yêu cầu thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó cần phải có những yêu cầu cơ bản:

Thứ nhất, hoàn thiện nội dung và quy trình xây dựng luật pháp, chính sách kinh tế.

Thứ hai, rà soát lại hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật đã ban hành và đang

áp dụngđể sửa đổi luật và các quy định cho phù hợp với các yêu cầu của WTO, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp và không tương thích với những quy định của các cam kết đã ký trong các hiệp định các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế của nhà nước. Trong đó cần tăng cường vai trò, chức năng của thị trường trong việc điều tiết và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển. Đồng thời Nhà nước phải tự điều chỉnh và được điều chỉnh vai trò, nhiệm vụ của mình cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, cần đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu của và hội

nhập kinh tế quốc tế.

Cuối cùng, cần xác lập cơ chế tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực thi và điều chỉnh thể chế kinh tế của nhà nước.

Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam vừa thể hiện của một nền kinh tế thị trường

hiện đại và vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng đó được dựa trên quy luật kinh tế , tính khách quan của kinh tế thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. Đồng thời chính nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đảm bảo thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Trong xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và chịu sự chi phối của thể chế kinh tế của nhà nước nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)