Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 69)

Thủy lợi:

Toàn tỉnh hiện có 101 hệ thống công trình thủy lợi kiên cố và bán kiên cố, bao gồm:

- Hồ chứa : 14 công trình;

- Đập dâng: 45 công trình (tăng 4 công trình so với năm 2000); - Trạm bơm: 25 trạm (tăng 5 công trình so với năm 2000); - Hệ thống ngăn mặn và chống lũ: 6 hệ thống công trình - Kênh tạo nguồn: 11 tuyến với tổng chiều dài 405,9 km.

Tổng năng lực thiết kế của các công trình là: tưới, tiêu, ngăn mặn, chống lũ cho 19.941ha và cấp nước 8.000 m3/ngđ, năng lực thực tế của các công trình là: tưới, tiêu, ngăn mặn, chống lũ cho 18.171ha (đạt 91%) và cấp nước 8.000 m3/ngày- đêm (đạt 100%).

Diện tích thủy lợi phục vụ tăng từ 39.000 ha năm 1995 lên 70.140 ha năm 2005, tăng 31.140 ha (tăng 79,8%), và ngăn mặn tăng 6.440 ha, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa. Mặc dù, đầu tư nhiều cho thủy lợi nhưng do địa hình nên chỉ chủ động tưới được hơn 1/3 diện tích, phần còn lại canh tác dựa vào nước mưa hoặc trồng các loại cây chịu hạn như điều, cao su.

Dịch vụ nông nghiệp:

Dịch vụ nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng giống cây con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thú y… thông qua mạng lưới khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ nguồn lợi thủy sản…, các trạm trại kỹ thuật, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể… phát triển rộng khắp, theo giá thị trường có

sự quản lý của nhà nước, nên về cơ bản tạo được sự ổn định và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất.

(1) Về dịch vụ cung ứng giống cây con:

Nhằm phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, tỉnh đã thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống và tổ chức mạng lưới cung cấp các giống tốt có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái từ tỉnh xuống đến huyện, xã và đến người sản xuất, nhất là các cây con chủ lực như: lúa, điều, cây ăn trái, bò thịt, bò sữa, heo… Tuy nhiên, tình trạng bán giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng giống không cao, chủ yếu do tư thương cung cấp, nhất là giống điều, cây ăn trái…, vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa.

(2) Cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y:

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 400 cơ sở cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y, trong đó các cơ sở là đơn vị quốc doanh và HTX chỉ chiếm 3,5% tổng số cơ sở, còn lại 96,5% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá thể, đặc biệt là mới có 8 trạm kinh doanh vật tư nông nghiệp của nhà nước phân bố trên địa bàn 5 huyện thị là Tân Phú, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu.

BẢNG 2.11. HỆ THỐNG CƠ SỞ CUNG CẤP PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ THÚ Y Huyện, thị Tổng số KD phân Chia ra KD thuốc cơ sở bón Trạm VTNN HTX DN tư nhân Hộ cá thể BVTV TOÀN TỈNH 400 35 8 6 5 16 365 1. Biên Hòa 20 2 1 1 18 2. Định Quán 54 4 4 50 3. Tân Phú 48 3 1 2 45 4. Thống Nhất 32 2 1 1 30

5. Trảng bom 21 0 21 6. Long Thành 37 2 1 1 35 7. Nhơn Trạch 14 0 14 8. Long Khánh 21 1 1 20 9. Cẩm Mỹ 37 2 1 1 35 10. Xuân Lộc 72 12 3 4 1 4 60 11. Vĩnh Cửu 44 7 2 1 2 2 37

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hàng năm các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp nêu trên cung ứng khoảng 300.000 tấn phân bón và 2.000 tấn thuốc sâu, bệnh theo giá thị trường thông qua các hình thức khá đa dạng như bán lấy tiền mặt, bán trả chậm, bán thu qua sản phẩm sau khi thu hoạch…, và về cơ bản đáp ứng nhu cầu phân bón, thuốc sâu, bệnh cho sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng chênh lệch giá giữa khu vực vùng sâu, vùng xa với khu vực thị tứ, thị trấn tuy đã được thu hẹp những vẫn còn, chất lượng một số loại vật tư nông nghiệp không bảo đảm. Do đó, việc tăng cường hệ thống cung ứng vật tư từ các trạm vật tư nông nghiệp thuộc khu vực nhà nước và các hợp tác xã cần được củng cố và tăng cường.

Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh khá phát triển. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2006 -2010 của tỉnh là 3.762,08 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách tỉnh cấp: 1.783,89 tỷ đồng - Ngân sách huyện, xã: 863,54 tỷ đồng - Vốn huy động: 295,71 tỷ đồng

- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 818,91 tỷ đồng

Huy động nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng, mở mới, nâng cấp sửa chữa hơn 531,8km [19, tr.112] đường giao thông nông thôn, trong đó Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Định Quán, Biên Hòa… là những địa phương thực hiện tốt công tác vận động đầu tư phát triển giao thông. 100% ấp, xã có đường giao thông đến xã, thị trấn, huyện [94, tr.6]. Tỷ lệ nhựa hóa đường huyện, đường xã quản lý tăng từ 51% và 25% năm 2007 [46]; năm 2009 là 59,8% và 19,1%; năm 2010 là 52,1%, giảm 7,7% do phân cấp một số tuyến đường huyện về cho xã quản lý và 26,1% đường xã quản lý [51].

b. Đường thủy: toàn tỉnh có 480,4 km đường sông (mật độ 82 m/km2) với 3 cảng, gồm: Cảng công ty vật tư tổng hợp, Cảng xăng dầu công ty Tín Nghĩa, Cảng thức ăn gia súc 300 tấn (Proconco) trên sông Đồng Nai và cảng chuyên dùng khu công nghiệp Gò Dầu có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 tấn, với năng lực bốc xếp 325.000 tấn/năm, trong đó chia ra các cảng: Phốt phát 3.000 tấn , VEDAN 12.000 tấn , Ga khí đốt 6.000 tấn và cảng dăm 3.000 tấn.

c. Đường sắt: đoạn đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Đồng Nai dài 87,5 km, trong đó có 12 ga.

Điện khí hóa phục vụ nông thôn:

Giai đoạn 2001-2005 ngành điện tập trung đầu tư hệ thống điện nông thôn, xây dựng lắp đặt đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp… nâng tổng số xã, phường, thị trấn có điện đạt 100%. Số hộ có điện khu vực nông thôn tăng từ 85,2% năm 2002 lên 94,6% năm 2005, thấp hơn khu vực nông thôn các tỉnh Đông Nam bộ như: Ninh Thuận 95,4%, Bình Thuận 93,5%, Tây Ninh 95,5%, Bà Rịa Vũng Tàu 97,8%, thành phố Hồ Chí Minh 99,6% [29, tr.58].

Trong giai đoạn 2006 – 2010 việc đầu tư xây dựng, lắp đặt lưới điện trung thế, hạ thế và trạm biến áp phục vụ nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh. Với hơn 11,334 tỷ đồng từ ngân sách đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 128,89 km đường dây trung, hạ thế cho các xã. Nâng tỷ lệ hộ dùng điện ở khu vực nông thôn năm 2007 đạt 96,1% [45, tr.6], năm 2009 đạt 98,03% với 100% xã có lưới điện quốc gia, năm

2010 đạt 98,5% [51, tr.25]. Điện khí hóa đã thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng nông thôn phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn như cơ khí sửa chữa, chế tạo công cụ nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến…

Thông tin, liên lạc trên địa bàn nông thôn:

Hệ thống thông tin - liên lạc phát triển nhanh trong những năm gần đây, đến nay 100% số xã trong tỉnh có bưu điện văn hóa xã, số điện thoại bình quân trên 100 người dân bình quân toàn tỉnh đạt 22 máy, trong đó khu vực nông thôn còn thấp, mới đạt khoảng 6,8 máy/100 người.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 69)