Khái quát các CCNLN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 27)

Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp còn góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp của nước ta.

Nước ta có tiềm năng to lớn về phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên.

Cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, dừa) thường được trồng trên đất feralit và đất phù sa cổ.

Cây công nghiệp tăng nhanh nhưng tự phát. Đến nay, cả nước có 1,5 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm 70% tổng diện tích cây lâu năm và 800 nghìn ha cây công nghiệp hàng năm, chiếm 7,7% tổng diện tích cây hàng năm, tạo

ra giá trị sản xuất hơn 523,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 20% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Trong những năm qua, diện tích cà phê của Việt Nam tăng nhanh từ vài chục ngàn ha lên tới 500 ngàn ha. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam (Vicofa), tính đến hết 2010, diện tích cà phê Việt Nam đạt xấp xỉ 540.000 ha, đứng thứ 4 thế giới, sản lượng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Braxin và đặc biệt năng suất đứng đầu thế giới thế giới; XK cà phê Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu tấn với giá trị ước đạt hơn 1,85 tỷ USD. Cà phê Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia trên thế giới, thị phần đạt 12 % sản lượng thế giới. Thế mạnh của cà phê Việt Nam là cà phê Robusta (cà phê chè), chỉ có một phần diện tích trồng cà phê Arabica (cà phê vối).

Cà phê chiếm khoảng 8% giá trị sản lượng nông nghiệp và khoảng 25% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Cà phê của Việt Nam chủ yếu được dùng để xuất khẩu cho các tập đoàn rang xay và thương mại lớn trên thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm tới hơn 90% tổng sản lượng và là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Nghề trồng cà phê ở Việt Nam tạo nguồn thu nhập lớn cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi, tạo việc làm cho hơn 600 nghìn nông dân. Cà phê được trồng thành các vùng chuyên canh lớn trên đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ; chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên có độ cao từ khoảng 800m trở lên. Diện tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê của vùng này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng với diện tích và sản lượng rất khiêm tốn chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La và Điện Biên. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai về sản xuất cà phê sau Braxin.

Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên. Hiện nay cũng phát triển cả ở một số vùng núi, trung du thuộc các tỉnh miền Trung. Việt Nam có những vùng chè nổi tiếng thơm ngon như chè

Tân Cương ( Thái Nguyên), chè Suối Giàng ( Yên Bái), chè San ( Hà Giang). Đó là những loại chè có vị đượm, ngon nước, màu nước trong xanh và pha đến ba bốn lần vẫn có mùi thơm. Ngoài ra còn có vùng chè Bảo Lộc ( Lâm Đồng), chè Mộc Châu ( Sơn La). Hàng năm, nước ta trồng khoảng 100 nghìn ha chè với sản lượng trung bình 90 nghìn ha và XK trên dưới 60 nghìn tấn. Trong 10 năm qua, ngành chè đã có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Đến năm 2010, diện tích chè cả nước đạt 129,4 ngàn ha, trong đó 113,3 ngàn ha cho thu hoạch với năng suất bình quân 73 tạ búp chè tươi/ha. So với năm 2000, diện tích tăng 45,4%, năng suất tăng 74,6%. Năm 2011, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm 2010 song sản lượng thu hoạch vẫn tăng 6,5%, đạt hơn 888 nghìn tấn. Ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có 3 nước đạt kim ngạch trên 10 triệu USD là Pakistan , Nga, Trung Quốc. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu chè đạt xấp xỉ 200 triệu USD, tuy giảm nhẹ so với năm 2010 nhưng cao gấp 3,4 lần so với năm 2000. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 về diện tích trồng và sản lượng chè xuất khẩu trên thế giới.

Cao su được trồng chủ yếu trên đất xám phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ) và đất đỏ badan (ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị). Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009, tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha; trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5% tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn. Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%).

Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10%). Cây cao su phát triển nhanh ở vùng Tây Bắc từ năm 2006 nhưng chỉ có khoảng 10.200 ha ( chiếm 1,5%). Từ năm 1980 đến năm 2010 tốc độ phát triển cao su gia tăng bình quân khoảng 7,7% về diện tích, 3,3% về năng xuất và 10,7% về sản lượng. Trong đó cao su nông hộ tăng

mạnh vào những năm gần đây và hiện nay chiếm trên 50% tổng diện tích. Phát triển cao su đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho trên 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 hộ nông dân cao su tiểu điền.

Hồ tiêu là loại cây gia vị có giá trị xuất khẩu cao, được trồng ở các vùng đất bazan (từ Quảng Trị trở vào đến các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số nơi khác của Nam Bộ như tỉnh Kiên Giang và An Giang). Nhìn chung tiêu phát triển tốt ở độ cao đến 900m so với mặt biển, trên đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám. Những năm giữa thập niên 1990 trở lại đây cây tiêu phát triển mạnh ở Việt Nam, sản lượng tăng nhanh và chiếm vị trí thứ 3 thế giới (chỉ sau Ấn Độ và Indonesia). Tiêu Việt Nam có ưu thế về chất lượng. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt trên 150 triệu đô la Mỹ, chiếm 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nông lâm thuỷ sản cả nước. Tổng diện tích trồng tiêu tại Việt Nam năm 2004 khoảng 47.667ha, sản lượng đạt 66.423 tấn. So với năm 1990 diện tích tiêu năm 2004 đã tăng gấp gần 5,5 lần và sản lượng tăng 7,9 lần. Diện tích trồng tiêu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (27.479ha, chiếm 57,6% diện tích cả nước), Tây Nguyên (15.809ha, chiếm 33,2 %) và Bắc Trung Bộ (3.356ha, chiếm 7%). Năng suất tiêu không chênh lệch nhiều giữa các vùng. Tương ứng với tỷ lệ diện tích trên, sản lượng tiêu năm 2004 của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 39.410, 22.906 và 2.314 tấn tương đương với 59,3%, 34,5% và 3.5% tổng sản lượng tiêu cả nước. Sản lượng hạt tiêu Việt Nam niên vụ 2008-2009 đạt 95.000 tấn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 128.000 tấn, kim ngạch 328 triệu USD. Năm 2010, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, diện tích hồ tiêu cả nước là 51.3000 ha, với sản lượng đạt 111,2 nghìn tấn.

Dừa được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là ở Bến Tre, Cà Mau) và ở duyên hải Nam Trung Bộ. Diện tích dừa Việt Nam ước đạt 200.000 ha. Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, năm 2010, sản lượng dừa trái cả nước đạt trên 818.000 trái, ước năm 2011 là 825.000 trái. Trong đó, ước khoảng 15% số trái dừa được tiêu thụ trong gia đình dưới các hình thức như nấu ăn, uống nước dừa tươi…20% dành cho xuất khẩu dưới dạng dừa lột vỏ, 65% được chế biến thành các

sản phẩm có giá trị cao, như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, dầu dừa. Bến Tre có diện tích và sản lượng dừa lớn nhất Việt Nam, với hơn 52.000 hécta và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 390 triệu trái, chiếm 36% sản lượng cả nước.

Cây điều không kén đất, dễ trồng và chịu được thời tiết khó khăn khắc nghiệt, vì thế rất thích hợp với đất đai và khí hậu tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây cũng là cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao. Cây điều luôn đứng trong nhóm những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam. Cây điều mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây, nhưng có triển vọng lớn để xuất khẩu. Điều được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ; Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Năm 2010 tổng diện tích cây điều của cả nước là 319.400 ha, sản lượng điều của cả nước đạt khoảng 300.000 tấn, tỉnh Bình Phước với diện tích hơn 150.000 ha, chiếm 45% diện tích điều cả nước.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)