Khái quát chung
Nước mặt:
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2
, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.
Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Nam có độ cao khoảng 2.000m với tổng chiều dài 635 km và là con sông lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam (sau hệ thống sông Cửu Long), có diện tích lưu vực 40.000 km2, lưu lượng bình quân 982 m3/s, tổng lưu lượng dòng chảy năm đạt 31 tỷ m3nước.
Sông La Ngà:
Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai có diện tích lưu vực 4.100 km2
, khúc khuỷu (hệ số uốn khúc 1,5), nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). cộng với độ dốc lòng sông nhỏ, đặc biệt là vào các tháng đầu mùa mưa khi công trình thủy điện Trị An tích nước, khả năng tiêu thoát nước chậm, đã gây tình trạng ngập úng ở các khu vực địa hình thấp dọc hai bên bờ sông, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, dòng chảy mùa kiệt lại rất nhỏ nên việc khai thác nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không lớn, đòi hỏi phải có các công trình hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng.
Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai- Bình Thuận. Suối Tam Bung có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun dòng chảy 101/s km2
vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước
khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm 351/s km2.
Sông Ray:
Bắt nguồn từ núi Chứa Chan, chiều dài 88 km, tổng lượng nước toàn lưu vực khoảng 60 triệu m3/năm. Do thảm phủ đã thay đổi nên mùa kiệt có lưu lượng nhỏ, muốn khai thác phải xây dựng hồ đập, nhưng chủ yếu là phục vụ nước cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngoài các sông kể trên, Đồng Nai còn có các hệ thống sông suối nhỏ khác như sông Thị Vải, Đồng Tranh, La Buông... có lưu lượng nhỏ, khả năng khai thác nước tưới phục vụ cho nông nghiệp không lớn, đòi hỏi chi phí công trình lớn.
Nước ngầm:
Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m3 /ngày.
- Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3 /ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.
- Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3 /ngày.
Nước ngầm trên địa bàn tỉnh khá phong phú và có lưu lượng lớn, nhưng phân bố không đều giữa các khu vực. Căn cứ vào khả năng khai thác có thể chia tỉnh thành các tiểu vùng sau:
- Vùng có tiềm năng lớn (khả năng khai thác trên trên 10.000 m3
/ngày) bao gồm khu vực Tuy Hạ, nam Long Thành và bắc Biên Hòa.
- Vùng có tiềm năng trung bình (khả năng khai thác 3.000 - 10.000 m3
/ngày) bao gồm Biên Hòa, bắc Long Thành, Long Khánh, Thống Nhất.
- Vùng có tiềm năng nghèo (khả năng khai thác < 3.000 m3/ngày) bao gồm Định Quán, Tân Phú.
Hiện tại người dân trên địa bàn tỉnh đang khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và một phần phục vụ cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Chế độ thủy văn:
Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đến đập Trị An, đỉnh triều lớn nhất tại Biên Hòa là 100 cm (tháng IX) và chân triều nhỏ nhất là -174 cm (tháng IV), nên có thể tưới tiêu tự chảy trong mùa khô cho các khu vực có cao độ dưới 100 cm; đồng thời mặn theo triều qua sông rạch xâm nhập sâu vào nội đồng (không có đê bao) với độ mặn 4 g/l ở khu vực cửa sông thuộc huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Tình trạng lũ:
Lũ thường xảy ra vào đầu tháng 8 đến tháng 11 do lượng dòng chảy trong thời gian này tăng cao, chiếm trên 80% dòng chảy cả năm (Trị An 81%, Lá Buông 80%) nên ảnh hưởng đến sản xuất ở các vùng đất thấp ven sông.
Đánh giá chung
Tóm lại, nguồn nước mặt của các hệ thống sông thuộc tỉnh Đồng Nai khá dồi dào, nhưng việc khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, do chi phí đầu tư xây dựng công trình lớn. Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng khá lớn, thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và các loại CCNLN nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng lũ và chế độ bán nhật triều không đềuở sông Đồng Nai ảnh hưởng đến nông nghiệp.Đặc biệt là việc thiếu nước vào mùa khô gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất các cây cà phê, cao su điều và tiêu, nhất là cây cà phê và tiêu.