Những thành tựu

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 137)

Trong ngành nông nghiệp

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai những năm gần đây có mức tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, bước đầu hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng có hiệu quả, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Để đạt những thành tựu đó, tỉnh đã thực hiện theo kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2006 -2010. Kết quả đạt được khá cao.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 5,6%; cao hơn tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 (tăng bình quân 5,5%/năm), cao hơn mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 (bình quân 5,5%/năm). Trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 5,1%/năm (trồng trọt tăng 3,8%, chăn nuôi tăng 8,5%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 6,2%/năm; ngành thuỷ sản tăng bình quân 11,5%/năm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 chiếm 30,8% vượt mục tiêu kế hoạch.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới và tích cực phòng trừ sâu bệnh nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu năm sau tăng so với năm trước. Thực hiện chương trình cơ giới hoá nông nghiệp, đến nay đã cơ giới hoá khâu làm đất đạt 90%, sơ chế sản phẩm

nông nghiệp đạt 90% (đạt mục tiêu kế hoạch), kiên cố hoá kênh mương được quan tâm đầu tư. Phát triển với nhiều thành phần kinh tế, trong đó khuyến khích phát triển kinh tế tập thể (HTX), kinh tế trang trại; quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với sự phát triển sản xuất ở nông thôn; kinh tế trang trại và các tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã từng bước hình thành và phát triển với mô hình sản xuất hàng hóa đa dạng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia: Mô hình Câu lạc bộ sản xuất cây bắp 10 tấn, Câu lạc bộ cây xoài, mô hình trồng nấm rơm... Cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng ổn định và nâng cao. Tuy nhiên, trong những năm qua nông nghiệp nông thôn gặp phải những khó khăn: thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát sinh, giá cả vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, xăng dầu tăng làm cho chi phí đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

Về lâm nghiệp: thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ phòng chống cháy rừng và tích cực trồng rừng; dự kiến đến cuối năm 2010, tỷ lệ che phủ cây xanh là 54,3%, trong đó tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 29,76%. Nhiệm vụ bảo vệ quản lý làm giàu rừng thiên nhiên, trong đó đạt được kết quả việc tổ chức xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu nay là Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Về thủy sản: thực hiện quy hoạch các vùng nuôi thuỷ sản tập trung tại các khu vực lòng hồ Trị An, trên các sông Đồng Nai, sông La Ngà... đồng thời hướng dẫn người dân chấp hành tốt việc nuôi trồng và khai thác thủy sản, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Trong ngành trồng CCNLN

CCNLN được coi là những mặt hàng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao. Để phát triển tốt ngành trồng CCNLN, tỉnh đã xây dựng chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010. Trong chương trình này chỉ chú trọng phát triển cây tiêu và cây cà phê, bước đầu hình thành được một số vùng chuyên canh.

Cây Tiêu: Tổng diện tích: 4.157 ha; Tại các xã Cây Gáo, Thanh Bình, Sông Thao, Sông Trầu (Trảng Bom) với diện tích 1.309ha; Gia Tân 3 (Thống Nhất) với diện tích 57 ha; Bảo Quang, Bảo Vinh, Bảo Trâm (Long Khánh) với diện tích 768ha; Núi Tượng, Phú Lập, Tà Lài, Phú Thịnh, Phú Thanh, Trà Cổ (Tân Phú) với diện tích 873ha; Xuân Thọ, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Lang Minh, Suối Cao, thị trấn Gia Ray với diện tích 1.150ha.

Cây Cà phê: Tổng diện tích: 4.890 ha; tại các xã Cây Gáo, Thanh Bình, Sông Thao, Bàu Hàm (Trảng Bom) với diện tích 2.962ha; Bảo Quang, Hàng Gòn, Bàu Trâm, Xuân Lập (Long Khánh) với 928ha; Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Tâm, Xuân Hưng, Lang Minh, Xuân Hiệp với diện tích 1.000ha.

Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 đã có tác động mạnh mẽ đến sản xuất các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Về diện tích: Phát triển theo đúng định hướng, hình thành các vùng chuyên

canh có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất hàng hóa tập trung.

Về năng suất: năng suất bình quân các loài cây trồng chủ lực trên địa bàn

toàn tỉnh đều tăng so giai đoạn đầu triển khai chương trình. Cho thấy:

Tăng năng suất là nhờ ứng dụng qui trình thâm canh (diện tích trồng mới chưa cho sản phẩm). Năm 2008 trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 150 ha cây trồng chủ lực ứng dụng qui trình tưới tiết kiệm, bón phân qua đường ống, đến cuối năm 2011, qua hỗ trợ từ Chương trình, đã phát triển đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm lên đến gần 4.500 ha, đồng thời việc ứng dụng qui trình này đã trở thành một nhu cầu của những người trồng cây ăn trái và cây công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Sử dụng mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống góp phần giúp người dân giảm chi phí lao động cho chăm sóc các loại cây trồng, đồng thời nâng cao nâng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong chăm sóc và thâm canh cây trồng chủ lực đã mang lại những hiệu quả đáng kể: Năng suất, chất lượng cây trồng

tăng nhiều hơn so với chi phí đầu tư nên người dân nâng cao thu nhập, đời sống được cải thiện.

Chương trình đã có những tác động rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, cả trước mắt và lâu dài.

Hiệu quả kinh tế thu được trong 01năm (chỉ tính trên diện thâm canh) như sau:

Bảng 2.34. Hiệu quả trên 1 ha (có hỗ trợ từ Chương trình):

Loại cây

Chi phí đầu tư (1.000 đ) Năng suất (Tấn) Đơn giá (1.000 đ) Tăng thêm (trđ/ha) Giá trị Lợi nhuận Tổng NS hỗ trợ Dân đầu tư Không T.canh Thâm canh Chênh lệch Cà phê 24.755 4.951 19.804 2 3 1 35 35 10,245 Tiêu 33.062 6.612 26.449 2 5 3 90 270 236,938

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai

Chính sách hỗ trợ của chương trình đã giúp cho nông dân giảm bớt khó khăn về vốn, tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật. Đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm CCNLN, xúc tiến thương mại, quảng bá, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)