Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 61)

Đồng Nai là tỉnh có dân số đứng hàng thứ hai (chỉ sau TP. Hồ chí Minh) ở vùng Đông Nam Bộ. Năm 2010, dân số trung bình là 2.569,442 nghìn người, chiếm 14,5% dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Theo Niên giám Thống kê Đồng Nai năm 2010), trong đó: dân số thành thị 858.894 người (chiếm 33,%) và dân số nông thôn 1.710.548 người (chiếm 66,6%).

BẢNG 2.6. DÂN SỐ TRUNG BÌNH CÁC TỈNH TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2010

Dân số trung bình

( Nghìn người) Cơ cấu (%)

Cả nước 86.927,7

Vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam 17.694,0 100

Đồng Nai 2.569,4 14,5

Bà Rịa – Vũng Tàu 1.011,9 5,7 Thành phố Hồ Chí Minh 7.396,4 41,8 Bình Phước 893,3 5 Tây Ninh 1.075,3 6,1 Long An 1.446,2 8,2 Tiền Giang 1.681,5 9.5

Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010

Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: tỷ suất sinh thô giảm từ 17,03%o năm 2005 xuống còn 14,8%o năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 0,4%o; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm mạnh; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 69,6% năm 2005 lên 75% năm 2010. Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn luôn được quan tâm.

- Tai biến sản khoa giảm, tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến sinh đẻ giảm từ 8,02/100.000 năm 2005 xuống còn 2,6/100.000 năm 2008.

- Triển khai thực hiện sàng lọc trước sinh và quản lý tốt phụ nữ có thai góp phần tăng cường chất lượng dân số.

Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 434,965 người/km2 ( Sơ bộ năm 2010), song phân bố không đều giữa các huyện, thị xã và thành phố, trong đó: thành phố Biên Hòa có mật độ dân số cao nhất (3.111,871 người/km2), kế đến là huyện Trảng Bom (797,010 người/km2) và thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu (118,797 người/km2

), các huyện còn lại có mật độ dân số từ 200-695 người/km2. Tỉ lệ dân số ở nông thôn cao hơn thành thị, ở khu vực nông thôn là 1.710.548 người, khu vực thành thị là 858.894 người ( Theo Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010). Tỷ lệ gia tăng tự nhiên trong giai đoạn 2005 – 2010 đang có xu hướng giảm từ 12,73 0/00 xuống còn 11,9 0/00 ; điền này chứng tỏ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai khá tốt.

BẢNG 2.7. DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH ĐỒNG NAI 2010 Diện tích (km2 ) Dân số trung bình ( nghìn người) Mật độ dân số ( người/km2 ) Tổng số 5.907,236 2.569,442 434,965 1. TP. Biên Hòa 263,548 820,128 3.111,871 2. TX. Long Khánh 191,860 132,849 692,428 3. H. Vĩnh Cửu 1.095,706 130,167 118,797 4. H. Tân Phú 776,929 158,529 204,046 5. H. Định Quán 971,090 197,489 203,368 6. H. Xuân Lộc 727,195 212,153 291,742 7. H. Trảng Bom 323,685 257,980 797,010 8. H. Thống Nhất 247,236 151,654 613,398 9. H. Long Thành 430,660 197,792 459,277 10. H. Nhơn Trạch 410,780 168,174 409,402 11. H. Cẩm Mỹ 468,548 142,527 304,189

BẢNG 2.8. DÂN SỐ TRUNG BÌNH THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2006 2010

Dân số trung

bình ( Người) Cơ cấu (%)

Dân số trung

bình ( Người) Cơ cấu (%)

Tổng số 2.314.896 100 2.569.442 100

Thành thị 748.159 32,32 858.894 33,43

Nông thôn 1.566.737 67,68 1.710.548 66,57

Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010

BẢNG 2.9. SỐ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ Đơn vị: người 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Tổng số 1.181.993 1.221.020 1.263.639 1.337.670 1.398.192 Nông – lâm – thủy sản 447.739 449.336 440.460 434.208 429.034 Công nghiệp – xây dựng 398.686 423.695 461.547 516.207 549.281 Dịch vụ 335.508 347.989 361.632 387.255 419.877

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai, 2010

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 949,9 ngàn người năm 2000 lên 1.084,2 ngàn người năm 2004 (tăng 134,3 ngàn người, bình quân năm tăng 33-34 ngàn người), trong đó: ngành nông – lâm nghiệp giảm 24,9 ngàn người, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 102,5 ngàn người và ngành dịch vụ tăng 56,6 ngàn người. [37]

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010 lại tiếp tục tăng từ 1.181,9 ngàn người năm 2006 lên 1.398,1 ngàn người năm 2010 ( tăng 216,2 ngàn người, bình quân hàng năm tăng 55 ngàn người), trong đó: ngành ngành nông – lâm nghiệp giảm 18,7 ngàn người, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 150,6 ngàn người và ngành dịch vụ tăng 84,3 ngàn người.

Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch chậm, trong đó tỉ trọng lao động nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 58,6% năm 2000 xuống còn 49,1% năm 2004 (giảm 9,5%), tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng từ 21,7% lên 28,4% (tăng 6,7%) và tỉ trọng lao động dịch vụ tăng từ 19,8% lên 22,5% (tăng 2,8%) [37].

Trong giai đoạn 2006 – 2010, tỉ trọng lao động nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 37,9 % năm 2006 xuống còn 30.7 % năm 2010 (giảm 7,2%), tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng từ 33,7% lên 39,3% (tăng 5,6%) và tỉ trọng lao động dịch vụ tăng từ 28,4% lên 30% (tăng 1,6%).

BẢNG 2.10. CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông – lâm – thủy sản 37,9 36,8 34,8 32,5 30,7 Công nghiệp – xây dựng 33,7 34,7 36,5 38,6 39,3 Dịch vụ 28,4 28,5 28,7 28,9 30

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai, 2010

Tổng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh năm 2010 ước 1.398.192 người (chiếm 54,4 % dân số), trong đó lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp là

420.505 người (chiếm 30,07 % nguồn lao động ). Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đồng thời cùng với tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì có thể nói đây là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, mặt khác đây còn là nguồn lao động khá dồi dào.

Trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 -2010 đã giải quyết việc làm cho trên 440 ngàn lượt lao động, vượt 3% kế hoạch 5 năm 2006-2010. Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 3% đầu năm 2006 xuống còn dưới 2,6% vào cuối năm 2010; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 84% đầu năm 2006 lên trên 87% vào cuối năm 2010.

Đối với nguồn lao động trong nông nghiệp như đội ngũ cộng tác viên khuyến nông, thú y , bảo vệ thực vật tại cơ sở được bố trí hợp lý, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn hàng năm để gắn kết, tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình và hướng dẫn nông dân trong công tác sản xuất.

Chuyển giao rộng rãi đến người sản xuất bộ qui trình trồng, thâm canh các loại cây chủ lực trên địa bàn tỉnh theo công nghệ cao.

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người cũng góp phần rất lớn trong việc phát triển CCNLN vì nông dân không chỉ là lực lượng sản xuất mà còn đóng vai trò là lưc lượng tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 10,21 triệu đồng năm 2008 lên 11,21 triệu đồng năm 2009, tăng bình quân 10%/năm (theo giá hiện hành) [50, tr.25] và năm 2010 tăng lên 15,49 triệu đồng/năm/người, tăng 22% so năm 2008 [49, tr.10]. Có hơn 1% trong khoảng 200 nghìn hộ sống bằng nông nghiệp ở Đồng Nai có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)