Định hướng phát triển cây công nghiệp lâu nă mở Đồng Nai giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 147)

đoạn 2011 – 2020

Tỉnh cần tiếp tục phát triển các cây trồng chủ lực gồm: cà phê, tiêu, cao su và điều nhằm hình thành các vùng chuyên canh với chất lượng nông sản đạt chứng nhận GAP, xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm an toàn và trong vùng qui hoạch. Việc phát triển các vùng CCNLN cần dựa trên việc quy hoạch đất đai của tỉnh và các lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng trong tỉnh nhằm quy hoạch các diện tích trồng CCNLN một cách hợp lí nhất để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất cây trồng và nâng cao giá trị CCNLN trong cơ

cấu nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế và bảo vệ môi trường đến năm 2020. Đối với các vùng trồng CCNLN đạt hiệu quả cao, các vùng trồng CCNLN được phát triển trong Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2006 - 2010 thì tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Đối với các sản phẩm chủ lực từ cà phê, cao su, điều và hồ tiêu cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nhằm tạo sự cạnh tranh hơn nữa ở thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm này cần đáp ứng được các được các tiêu chuẩn VietGAP/GAHP, chứng nhận GAP nhằm đưa các sản phẩm từ CCNLN xâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường thế giới. Đối với các sản phẩm đã tạo được uy tín như cao su thiên nhiên nhiên Đồng Nai, Vinacafe hay điều Donafood cần xây dựng những tiêu chuẩn phù hợp với chứng nhận GAP, nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa cho thương hiệu của mình. Riêng hồ tiêu thì cần phải xây dựng thương hiệu cho mình vì hồ tiêu vẫn chưa được coi là mặt hàng nông sản XK chủ lực của tỉnh. Sản phẩm tiêu Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc) và tiêu Thanh Bình (huyện Trảng Bom) cần phải xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn GAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 147)