Huy động và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 153)

Trong định hướng quy hoạch đất đến năm 2020 của tỉnh tăng diện tích đất phi nông nghiệp nhằm phục vụ cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh. Do đó diện tích đất nông nghiệp phải giảm. Để có thể huy động và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để phát triển CCNLN cần căn cứ vào định hướng phát triển các ngành hàng chủ lực theo quan điểm phát huy lợi thế của từng vùng sinh thái, trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố đất, nước, khí hậu và thực trạng sản xuất cây trồng –

vật nuôi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, có thể phát triển các vùng trồng CCNLN của tỉnh như sau:

Vùng I: Vùng chuyên canh cây điều, bao gồm phần nằm ở phía Đông sông Đồng Nai của huyện Định Quán và Tân Phú. Đất đai chủ yếu có nguồn gốc bazan (Fk, Fu, Rk, Fs) và đất phù sa ven sông Đồng Nai, sông La Ngà; lượng mưa lớn (≥

2.500 mm/năm), thời gian mưa kéo dài trên 7 tháng; đây là vùng đã phát triển cây điều và trong tương lai là sẽ hình thành vùng chuyên canh cây điều. Ngoài ra, huyện Xuân Lộc cũng sẽ phát triển thành vùng chuyên canh cây điều tuy điều kiện không thuận lợi như huyện Định Quán và Tân Phú. Với 2/3 đất đai là đất xám và đất tầng mỏng trên đá cát; lượng mưa thấp (1.400-1.500 mm). Đây cũng là vùng trồng điều có diện tích lớn nhất của tỉnh.

Vùng II: Vùng chuyên canh tập trung cà phê, cao su và tiêu, bao gồm toàn bộ huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, phần phía đông của quốc lộ 51 thuộc huyện Long Thành và phần còn lại của huyện Định Quán. Với lợi thế đất bazan là chủ yếu và một phần là đất xám, địa hình bằng phẳng, nguồn nước ngầm tương đối khá,… nên đây là vùng trọng điểm phát triển sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai cả về trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, các CCNLN được coi cây trồng chủ lực là: cao su, cà phê, hồ tiêu, Trong tương lai, tỉnh sẽ đầu tư đồng bộ để biến nơi đây thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản xuất khẩu.

Như vậy, để phát triển CCNLN cần hình thành các vùng chuyên canh tập trung nhằm phát huy hết lợi thế vốn có của từng vùng trên lãnh thổ, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế và góp phần nâng cao hơn nữa giá trị nông nghiệp củ tỉnh và giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh.

HÌNH 3.1. BẢN ĐỒ PHƯƠNG HƯỚNG PHÂN BỐ CÁC VÙNG TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đồng nai thời kinh tế thị trường và hội nhập (Trang 153)