100
Hình 3.23. Lựa chọn nồng độ sữa pha loãng cần sử dụng
1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10: Độ pha loãng sữa sử dụng cho 1 phản ứng là 1; 2; 3; 4; 5; 6 ; 7; 8; và 10 lần.
Để sữa có thể chảy đƣợc nhờ lực mao dẫn của que thử chỉ cần pha loãng mà không cần bất cứ một quá trình tiền xử lý nào với mẫu. Để tối ƣu hóa đƣợc mức độ pha loãng sữa dùng cho thử nghiệm, chúng tôi tiến hành pha loãng ở các mức độ 1; 2; 3; 4; 5 ; 6 ; 7; 8; 9 và 10 lần trong dung dịch đệm chạy Kết quả chỉ ra rằng sữa đƣợc pha loãng 3 lần trong đệm chạy là mức độ pha loãng sữa thấp nhất cho thấy rõ tín hiệu ở cả vạch thử nghiệm và vạch kiểm chứng trên que thử (que thử số 3, Hình 3.23), đồng thời tốc độ dòng chảy của thử nghiệm là phù hợp. Do vậy, trong các thí nghiệm tiếp theo, độ loãng này đƣợc sử dụng khi đánh giá que thử bằng mẫu sữa.
Kích thƣớc lỗ của màng đƣợc sử dụng trong HTSKMD là khoảng từ 8 đến 15 µm [88]. Việc đồng nhất mẫu không tốt và nồng độ các hạt nhỏ trong mẫu quá cao sẽ lấp lỗ mao dẫn của màng hút mẫu, thời gian cho kết quả của que thử sẽ chậm. Do đó, cần phải pha loãng mẫu sữa với các nồng độ khác nhau để tìm ra nồng độ phù hợp cho phản ứng của que thử. Trong nghiên cứu của Boyle, các mẫu sữa chua, kem và các sản phẩm sữa có chất làm đặc cũng đƣợc pha loãng từ 1:4 đến 1: 20 trong đệm PBS, pH 7,2 [20].
3.4.1.2. Sử dụng que thử để phát hiện một số độc tố ruột (SEA, SEB, SEC1, SED và SEE) trên sữa được gây nhiễm thực nghiệm