Sản xuất kháng thể IgY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo que thử để phát hiện nhanh một số độc tố ruột của tụ cầu khuẩn trong thực phẩm (Trang 49)

Kháng thể lòng đỏ trứng IgY đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp gây miễn dịch cho gà mái để thu kháng thể đặc hiệu từ trứng gà. Gà nuôi làm thí nghiệm cần đƣợc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và lấy trứng đúng của từng con gà. Do đó, gà nên đƣợc nuôi trên lồng [9]. Kháng nguyên đích đƣợc tiêm vào gà dẫn đến một phản ứng miễn dịch dịch thể. Đó là biểu hiện ban đầu của quá trình sản xuất IgY đặc hiệu trong huyết thanh của gà đã đƣợc tiêm chủng, tiếp theo là sự vận chuyển IgY đặc hiệu vào trong lòng đỏ trứng. Sau khi phản ứng miễn dịch đã đƣợc tạo ra, việc vận chuyển IgY đi qua ống dẫn trứng mất khoảng 5 -6 ngày [93]. Các kháng thể đặc hiệu này chiếm 0,1-10% của tổng số IgY [83]. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhất định (10-15%) gà đƣợc tiêm chủng nhƣng có thể đáp ứng thấp với các kháng nguyên nhất định [26]. Các yếu tố nhƣ kháng nguyên, tá dƣợc, các đƣờng tiêm và lịch tiêm chủng đã đƣợc mô tả trong nhiều nghiên cứu. Tất cả những yếu tố này rất quan trọng vì chúng ảnh hƣởng đến kết quả (hàm lƣợng và độ đặc hiệu của IgY thu đƣợc) và sự an toàn của con gà mái.

46

nguyên mục tiêu, có thể là một kháng nguyên duy nhất (protein, peptide hoặc polysaccharide) hoặc một tổ hợp đa kháng nguyên (vi khuẩn, nấm mốc, virus hoặc các bộ phận trong số này). Các phân tử thể hiện tính miễn dịch tốt nhất là protein [96]. Độ tinh khiết của kháng nguyên là một tiêu chí quan trọng bởi vì nếu kháng nguyên bị lẫn các tạp chất có thể dẫn đến khả năng IgY có nhiều hoạt tính với các tạp chất hơn so với hoạt tính dành cho kháng nguyên đích. Hơn nữa, nếu kháng nguyên bị nhiễm các vi khuẩn, nội độc tố hoặc dƣ lƣợng hóa chất thì có thể ảnh hƣởng xấu đến sự an toàn cũng nhƣ sự đáp ứng miễn dịch của động vật thí nghiệm. Do đó, kháng nguyên cần đƣợc tinh sạch cao [59]. Kháng nguyên cần đƣợc gắn kèm với một protein mang khác nếu khối lƣợng phân tử dƣới 12 kDa hoặc có tính gây miễn dịch yếu [28]. Liều kháng nguyên đƣợc đề nghị của một loại protein hòa tan trong một liều vắc-xin khoảng từ 10 ng đến 1 mg (tốt nhất là 10-100 µg) [93].

* Tá dược: Để kích thích sự đáp ứng miễn dịch của động vật thí nghiệm, các kháng nguyên đích đƣợc kết hợp với các hợp chất phụ gia khác nhau. Tá dƣợc Freund (FA) vẫn là "tiêu chuẩn vàng" và đƣợc sử dụng rộng rãi để sản xuất kháng thể thử nghiệm. Tá dƣợc Freund hoàn toàn (FCA) có hiệu quả nhất trong sản xuất kháng thể. Nhƣng FCA có liên quan tới một loạt các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là ở động vật có vú. Những phát hiện này đã dẫn đến nhiều nguyên tắc quy định kiểm soát việc sử dụng FCA ở động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, một điều thú vị là FCA hầu nhƣ không gây tác dụng phụ ở các loài chim [26]. Để hạn chế nguy cơ phản ứng mô cục bộ, FCA thƣờng chỉ đƣợc tiêm chủng ở lần đầu tiên, còn tá dƣợc Freund không hoàn toàn (FIA), đƣợc tiêm trong những lần tiêm nhắc lại vì FIA không chứa các chất chiết xuất Mycobacteria, đƣợc ƣu tiên cho tăng cƣờng miễn dịch [59]. Điều này có tác dụng ngăn chặn các tác dụng phụ trong khi vẫn có thể thu đƣợc nồng độ IgY cao. Đáp ứng miễn dịch tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy khi chỉ có các dung dịch của kháng nguyên trong PBS đã đƣợc sử dụng để tiêm. Nghiên cứu gần đây cho thấy các hạt nano lipid đƣợc ứng dụng vào thử nghiệm chỉ gây ra kích thích mô nhỏ tại các điểm tiêm [59].

47

* Đường tiêm: Đƣờng tiêm bắp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, nhất là tiêm ở ức gà [59]. Đƣờng tiêm dƣới da cũng đƣợc sử dụng nhƣng ít hơn. Kết quả đƣờng tiêm bắp cho lƣợng IgY cao hơn gấp gần 10 lần so với đƣờng dƣới da. Để bảo vệ an toàn động vật, ngƣời ta bắt buộc phải hạn chế số lƣợng tiêm. Lƣợng tiêm (liều và số vị trí tiêm) chỉ đủ để gây ra phản ứng kháng thể mà không vƣợt quá số lƣợng tối đa là 1 ml và bốn vị trí tiêm [26].

* Lịch tiêm chủng: Quá trình tiêm chủng nên đƣợc thực hiện khi gà đang trong

độ tuổi đẻ trứng để thời điểm gà đẻ trứng tốt nhất trùng với thời điểm sản xuất kháng thể. Thời điểm này của gà thƣờng vào khoảng 28-30 tuần tuổi. Do đó, lần tiêm đầu nên thực hiện ở khoảng 20 tuần tuổi [26]. Việc tiêm nhắc lại là cần thiết để tận dụng lợi thế của bộ nhớ của hệ thống miễn dịch thích nghi. Khoảng thời gian nghỉ giữa các lần tiêm khoảng từ 1 đến 8 tuần, thông thƣờng là 3-4 tuần [59]. Tần số và khoảng thời gian phụ thuộc vào khả năng miễn dịch đối với kháng nguyên và phụ thuộc các tá dƣợc đƣợc sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo que thử để phát hiện nhanh một số độc tố ruột của tụ cầu khuẩn trong thực phẩm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)