Hiện trạng sản xuất nhãn của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 địa phần1 (Trang 95)

- Dân cư – nguồn lao động: Hà Giang có quy mô dân số trung bình: 701.999 người (2007) với mậtđộtrung bình khoảng 90 người/km2và phân bốkhông đ ề u Hà

2. Hiện trạng sản xuất nhãn của tỉnh Hưng Yên

2.1. Vai trò của cây nhãn trong nền kinh tếHưng Yên

Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tếtỉnh Hưng Yên. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất (58,46 %). Trong ngành trồng trọt, câyăn quảchiếm vịtrí quan trọng, thểhiệnởgiá trịsản xuất năm 2008đạt 646.798 triệuđồng, đóng góp 12,48%. Diện tích nhãn liên tục tăng và chiếm tỉ trọng cao trong cơcấu diện tích câyăn quả. Sản lượng nhãn hàng nămđạt từ25.000- 30.000 tấn và đạt cao nhất vào năm 2008 với 40.750 tấn. Doanh thu trung bình từ180.000 – 200.000 triệu đồng/ năm.Đây là con sốrất lớn so với các cây trồng khácởHưng Yên. Cây nhãnđược

coi là cây trồng đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân các huyện: Tiên Lữ, Khoái Châu, Thành phốHưng Yên.

2.2. Diện tích nhãn

2.2.1 Diện tích nhãn trồng

Diện tích nhãn trồng tăngđều qua các năm từ1616 ha (năm 2001) lên 2758 ha (năm 2008). Đó là kết quả của việc thực hiện chủ trương của tỉnh, chuyển đổi, cải tạo vườn tạp hay diện tích trồng lương thực và hoa màu có năng suất kém sang trồng nhãn. Trong những năm gầnđây, tốcđộmởrộng diện tích nhãn có vẻchững lại là do quỹđất nông nghiệp có hạn, diện tíchđất chưa sử dụng còn ít, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh.

Trong cơ cấu diện tích cây ăn quả, cây nhãn chiếm tỉ trọng cao nhất (36,26%), gấp 6 lần diện tích trồngvải.

Diện tích nhãn trồng phân bốkhôngđều giữa các huyện trong tỉnh. Tập trung chủyếuở

Tiên Lữ, Thành phốHưng Yên, KimĐộng, Khoái Châu, Ân Thi. Chỉtính riêng 6 huyện trên, diện tích nhãn năm 2008đãđạt 2.385 ha, chiếm 86,48% tổng diện tích nhãn của toàn tỉnh. Trongđó, Tiên Lữlà huyện có diện tích nhãn lớn nhất với 492 ha vào năm 2008.

2.2.2. Diện tích nhãn cho sản phẩm

Giai đoạn 2001-2008, diện tích nhãn cho sản phẩm liên tục tăng nhanh, năm 2008 gấp 1,87 lần năm 2001. Những huyện có diện tích trồng nhãn lớn cũng là những huyện có diện tích nhãn cho thu hoạch nhiều. Các Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào có diện tích nhãn cho thu hoạch không đáng kể, chỉ đạt 372 ha, chiếm 12,54% tổng diện tích nhãn thu hoạch năm 2008.

2.3. Năng suất nhãn

Năng suất nhãn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khí hậu, thời tiết nên có năng suất rất bấp bênh, kémổnđịnh. Thu hoạch trên 1 hecta nhãn mất mùa nhưnăm 2001 chỉ

đạt 17,69 tạ /ha. Nhưng những năm được mùa như năm 2008 năng suất nhãn đạt tới 158,27 tạ/ha.

2.4. Sản lượng nhãn

Sản lượng nhãn không tăng liên tục mà rất bấp bênh. Nguyên nhân chính là do những bất thường của thời tiết làm cho năng suất bấp bênh, khôngổnđịnh. Ví nhưnăm 2003, nhãn bịmất mùa, năng suất thấp dẫnđến sản lượng cũng thấp, chỉđạt 12.795 tấn. Trong sản lượng cây ăn quả của tỉnh thì cây nhãn có sản lượng cao nhất (40.745 tấn năm 2008) vì nhãn là cây có diện tích trồng và diện tích cho sản phẩm nhiều nhất. Thành phố Hưng Yên và Tiên Lữlà 2 vùng trồng nhãn truyền thống và lớn nhất Hưng Yên nên có sản lượng lớn nhất.

2.5. Hiện trạng chếbiến và tiêu thụsản phẩm nhãn 2.5.1. Vấnđềbảo quản và chếbiến

Nhãn là loại quả có độ đường cao nên việc lưu thông quả tươi trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay ở Hưng Yên, việc bảo quản quả tươi sau thu hoạch chủyếu sửdụng các công nghê: bằng kho lạnh, túi nilon, khí ozon. Do hạn chếvềkinh phí nên chủyếu bảo quản quảbằng túi nilon.

Chếbiến nhãn là ngành sản xuất tiểu thủcông nghiệp quan trọngởHưng Yên và phát triểnởtất cảcác huyện thịvới sản phẩm kháđa dạng. Có 3 phương pháp làm long nhãn: sản xuất long tệt, long bạch và long xoáy. Sản xuất long xoáy là phương pháp mới, đang được phổ biến rộng rãi. Làm long nhãn là nghề truyền thống của nhiều gia đình vàđiển hình là xã Phương Chiểu (huyện Tiên Lữ)được mệnh danh làđất làm long, với 300 lò sấy, tiêu thụ100 tấn quả.

2.5.2. Tình hình tiêu thụsản phẩm quả

Việc tiêu thụ nhãn hiện nayđã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại. Bạn hàng chính là Trung Quốc, Thái Lan,…Sản phảm nhãn tiêu thụtrong nước chủyếu là quảtươi và một phần mặt hàngđã qua chế biến. Hiện nay, tại Thành phốHưng Yên còn phổ biến hiện tượng khách hàng đến tận vườn nhãn mua,đã gợi mởhướng phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 địa phần1 (Trang 95)