b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và
2.2.6: Xây dựng kế hoạch bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 2)
Bước 1: Phân tích đặc điểm nội dung bài dạy
* Kiến thức chủ đạo - Kiểu A:
• Cách điều chế ammoniac trong công nghiệp
• Muối amoni tham gia phản ứng trao đổi ion
• Muối amoni kém bền với nhiệt - Kiểu B:
• Quan sát hiện tượng và giải thích
* Kiến thức hỗ trợ - Kiểu Anội môn
• Phản ứng oxihoa khử
• Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
• Chuyển dịch cân bằng - Kiểu Aliên môn
• Áp suất chất khí
• Vấn đề về môi trường - Kiểu Bnội môn
• Kỹ năng viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng. - Kiểu Bliên môn
• Các thao tác tính toán
• Các kiến thức thực tế
Bước 2: Xác định mục đích bài dạy
* Mục đích trí dục - Về kiến thức
• Cách điều chế amoniac
• Muối amoni tham gia phản ứng trao đổi ion và kém bền với nhiệt. - Về kỹ năng
• Phát triển khả năng phán đoán, quan sát hiện tượng phản ứng
• Cân bằng các phản ứng * Mục đích phát triển
• Rèn luyện tư duy so sánh: Phản ứng nhiệt phân muối amoni khi các gốc axit khác nhau.
• Suy diễn: Cấu tạo quy định tính chất. * Mục đích giáo dục
• Làm nổi bật lên được định luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Bước 3: Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp
• Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp
• Phương tiện dạy học:
- Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, tấm kính trắng - Hóa chất: NH4Cl, NaOH, AgNO3, H2O
- Máy chiếu
• Phương pháp dạy học: Đàm thoại
Sở dĩ tôi lựa chọn phương pháp đàm thoại do: Nội dung bài chủ yếu mang tính chất tái hiện lại kiến thức cũ để làm rõ hơn đặc điểm của một số phản ứng.
Chiến lược sử dụng phương pháp:
Nội dung Phương pháp
Ứng dụng Thuyết trình
Điều chế Đàm thoại tái hiện
Tính chất vật lý muối amoni Đàm thoại giải thích- minh họa Tính chất hóa học Đàm thoại ơrixtric