b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và
2.2.2.2. Cấu trúc chương N-P
- Nội dung chương N- P gồm 10 bài trong đó có 7 bài truyền thụ kiến thức mới và 3 bài luyện tập gồm có:
Tiết Nội dung bài:
Tiết 14 Bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ Tiết 15 Bài 10: Nitơ
Tiết 16 Bài 11: Amoniac: A.I,II,III Tiết 17 Bài 11: Amoniac: A.IV,V, B Tiết 18 Bài 12: Axit nitric: A.I,II,III Tiết 19 Bài 12: Axit nitric: IV,V;B;C
Tiết 20 Bài 13: Luyện tập: Tính chất của Nitơ và hợp chất của Nitơ. Tiết 21 Bài 14: Photpho
Tiết 22 Bài 15: Axit photphoric, muối phothat Tiết 23 Bài 16: Phân bón hóa học: I, III
Tiết 24 Bài 16: Phân bón hóa học: II, IV Tiết 25 Bài 18: Thực hành
Tiết 26 Bài 17: Luyện tập Tiết 27 Kiểm tra 1 tiết
- Để có thể giảng dạy tốt được nội dung kiến thức trong chương Nitơ- Photpho nói riêng và chương trình hóa nói chung tôi xin được đề xuất một quy trình thiết kế kế hoạch dạy học để các giáo viên có thể tham khảo và ứng dụng nó một cách có hiểu quả.
* Mục tiêu của chương N-P (NC)
1. Kiến thức
HS biết:
• Tính chất vật lý, hóa học của một số hợp chất NH3 , HNO3 , muối nitrat, H3PO4 , muối photphat. Phương pháp điều chế và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho.
2. Kĩ năng
Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:
• Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất của các chất.
• Lập phương trình hóa học, đặc biệt phương trình hóa học của phản ứng oxihoa khử.
• Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.
3. Tình cảm thái độ
• Thông qua nội dung kiến thức của chương giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt môi trường không khí và đất.
• Có ý thức gắn lý thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.