b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và
2.2.3. Xây dựng kế hoạch bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ
Bước 1: Phân tích đặc điểm nội dung kiến thức bài
* Kiến thức chủ đạo - Kiểu A:
• Vị trí của nhóm Nitơ trong bảng hệ thống tuần hoàn
• Sự biến đổi các tính chất của nhóm Nitơ - Kiểu B
• Sử dụng bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn để tìm hiểu nội dung bài học.
• Viết cấu hình electron, phương trình hóa học * Nội dung hỗ trợ
- Kiểu Anội môn
• Cấu tạo bảng tuần hoàn.
• Định luật tuần hoàn. - Kiểu Aliên môn
• Nội dung quy luật lượng đổi chất đổi.
• Một số ví dụ chứng minh quy luật biến đổi. - Kiểu Bliên môn
• Vận dụng một số quy luật vận động trong tự nhiên để giải thích một số quy luật biến đổi.
Bước 2: Xác định mục đích bài dạy
* Mục đích trí dục
- Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững vị trí của nhóm Nitơ trong bảng tuần hoàn và sự biến đổi tính chất của nhóm Nitơ
- Về kỹ năng: Kỹ năng viết phương trình và xác định vị trí của các nguyên tố. * Mục đích phát triển
- Rèn luyện cho học sinh tư duy so sánh giữa các nguyên tố trong một nhóm và trong một chu kỳ.
* Mục đích giáo dục
- Làm nổi bật lên được quy luật lượng đổi chất đổi và định luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Bước 3: Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp Phương tiện dạy học: Bảng hệ thống tuần hoàn Phương pháp dạy học: Đàm thoại:
Sở dĩ tôi lựa chon phương pháp đàm thoại là phương pháp chính cho nội dung này là do lượng kiến thức trong bài có sự liên quan đến những nội dung học sinh đã được học trước đó như: bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, phản ứng oxihoa khử....Tuy nhiên tôi vẫn kết hợp thêm một số phương pháp như nêu vấn đề, liên hệ thực tế trong một số nội dung bài.
Chiến lược sử dụng phương pháp dạy học
Nội dung Phương pháp
Vị trí Đàm thoại tái hiện
Tính chất Cấu hình e
Sự biến đổi tính chất
Đàm thoại tái hiện Đàm thoại Ơrixtric