Tiết 16: Bài 11: Amoniac và muối amoni

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 81)

b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và

2.3.3. Tiết 16: Bài 11: Amoniac và muối amoni

A-

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hs biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và

trong công nghiệp.

- Hs hiểu được : Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của NH3.

- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn.

- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo 3. Thái độ:

- Nâng cao tình cảm yêu khoa học .

- Có ý thức gắn những hiểu biết về khoa học với đời sống

4. Trọng tâm :

- Tính chất vật lý và hoá học của Amoniac .

C. CHUẨN BỊ :

- Dụng cụ : Ống nghiệm , giá ống nghiệm , chậu thuỷ tinh

- Hóa chất : NH3, H2O, NH4Cl, AgNO3, CuSO4, NaCl, dd NaOH , Phenolphtalêin . - Tranh hình 2.3 SGK , hình 2.5 SGK .

D. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra :

- Nêu tính chất hóa học của nitơ ? tại sao ở đk thường nitơ trơ về mặt hoá học ? VD ?

2. Bài mới : Vào bài

Nitơ có nhiều số oxi hoá, trong hợp chất NH3 nitơ có số oxihoá là -3 . Vậy NH3 có cấu tạo, tính chất ra sao bài hôm nay ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động cúa giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử

GV: Yêu cầu HS:

- Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử NH3 ?

- Cho biết đặc điểm cấu tạo của phân tử NH3

I- CẤU TẠO PHÂN TỬ

- CT E H : .. .. N :H H - CTCT H – N – H H - N H H H

- Liên kết N-H phân tử NH3 là liên kết CHT phân cực, nitơ có dư tích điện âm , hiđro có dư diện tích điện dương .

- Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp , đáy là một tam giác đều

- Phân tử NH3 là phân tử phân cực

GV: Nếu có bình khí amoniac cho HS quan sát : Trạng thái , màu sắc , mùi ? hoặc gv có thể liên hệ thực tế trong các nhà vệ sinh để học sinh trả lời. - dN2 / kk ?

- Gv làm thí nghiệm mô tả tính tan của NH3 yêu cầu hs quan sát, nhận xét.

I . TÍNH CHẤT VẬT LÝ :

- Là chất khí không màu , mùi khai và xốc , nhẹ hơn không khí .

- Khí NH3 tan rất nhiều trong nước, tạo thành dung dịch amoniac có tính bazơ yếu (tia nước có màu hồng).

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học

GV: Từ thí nghiệm trên nhận thấy dung dịch NH3 thể hiện tính chất của một bazơ yếu. Vậy những tính chất đó là gì?

GV: Yêu cầu HS viết phương trình điện ly của NH3

- GV hướng dẫn thí nghiệm NH3(k) + HCl(k) →

Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng nêu nhận xét.

Gv: hướng dẫn Hs giải thích hiện tượng tạo khói trắng của NH4Cl(r)

GV: Yêu cầu Hs hoàn thành phương trình

NH3 + H2SO4.

GV: Yêu cầu Hs hoàn thành một số phương trình phản ứng và viết chúng dưới dạng phương trình ion thu gọn rồi rút ra nhận xét.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1 . Tính bazơ yếu :

a. Tác dụng với nước :

Trong dung dịch NH3 là một bazơ yếu , ở 250C , Kb = 1,8. 10-5

NH3 + H2O  NH4+ + OH –

- Dùng quỳ tím ẩm để nhận ra khí amoniac

b. Tác dụng với axít :

Ht: Thấy khói màu trắng xuất hiện: NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl(r ) .

→ Phản ứng dùng để nhận biết khí NH3 VD:

2NH3 + H2SO4→ (NH4)2SO4 NH3 + H+ → NH4+ .

c. Tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại , tạo kết tủa hiđroxit của chúng . Al3++3NH3+3H2O→ Al(OH)3 + 3NH4+ + 2 Fe+2NH3+2H2O→Fe(OH)2+2NH4 2 . Khả năng tạo phức :

AlCl3 + NH3 + H2O → FeSO4 + NH3 + H2O → - GV đặt vấn đề : Ngoài những tính chất kể trên NH3 còn có tính chất đặc biệt khác đó là gì ? - GV làm thí nghiệm : * TN 1:

Cho từ từ d2 NH3 đến dư vào d2 CuSO4 Quan sát, nhận xét, viết phương trình phản ứng.

TN2 :

Nhỏ vài giọt d2 AgNO3 vào d2 NaCl . Gạn lấy kết tủa sau đố nhỏ từ từ d2 NH3 cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn .

Yêu cầu HS quan sát, nhận xét.

Gv bổ xung :

Các ion Cu(NH3)4]2+ , [Ag(NH3)2]+ là các ion phức , được tạo thành nhờ liên kết cho nhận giữa cặp electron tự do của nitơ trong phân tử NH3 với các obitan trống của kim loại .

GV: Yêu cầu HS:

- Xác định số oxihóa của nitơ trong hợp chất từ đó dự đoán tính chất hóa

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất .

Ví dụ :

* Với Cu(OH)2

Ht: Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan.

CuSO4+NH3+H2O→Cu(OH)2+ (NH4)2SO4 Cu(OH)2 +4 NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2 - Phương trình ion :

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2++ 2OH- Màu xanh thẫm

* Với AgCl .

Ht: lúc đầu xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.

AgNO3 +NaCl → AgCl + NaNO3 AgCl + 2NH3→[Ag(NH3)2] Cl AgCl + 2NH3→ [Ag(NH3)2]+ + Cl-

=>Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng cặp electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại

3 . Tính khử :

oxihóa của nitơ trong NH3 ?

Gv: Yêu cầu Hs viết phương trình phản ứng khi cho NH3 tác dụng với O2.

Gv: Lưu ý hs khi có xúc tác là hợp kim platin ở 850 – 9000C thì:

4NH3 +5O2→ 4NO + 6H2O

Gv: Tính khử NH3 biểu hiện như thế nào khi tác dụng với Cl2 ?

- Dùng sơ đồ để giải thích thí nghiệm . Gv: Yêu cầu Hs hoàn thành ptpư NH3 + CuO → Gv giúp HS rút ra kết luận lửa màu lục nhạt : 4NH3 +3O2→ 2N0 2 + 6H2O . b. Tác dụng với clo :

- Khí NH3 tự bốc cháy trong khí Clo tạo ngọn lửa có khói trắng :

2NH3 + 3Cl2→ N20 +6HCl . Sau đó: NH3 + HCl → NH4Cl

- Khói trắng là những hạt NH4Cl sinh ra do khí HCl vừa tạo thành hóa hợp với NH3 .

c. Tác dụng với một số oxit kim loại:

- Khi đun nóng , NH3 có thể khử oxit của một số kim loại thành kim loại

Ví dụ :

2NH3 + 3CuO →to 3Cu +N20 +3H2O

Kết luận :

- Amoniac ở trạng thái khí hay trong dung dịch đều thể hiện tính bazơ yếu .Tác dụng với axít tạo thành muối amoni và kết tủa được hiđroxit của nhiều kim loại .

- Có khả năng tạo phức với nhiều kim loại nhờ liên kết cho nhận .

- Amoniac có tính khử : phản ứng được với oxi , clo và khử một số oxit kimloại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2 ).

Hoạt động 4: Củng cố. Dặn dò

GV: Yêu cầu học sinh Làm BT: 2,6 SGK BTVN: 3,4,5 SGK

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w