Phân tích nội dung cấu trúc chương trình hóa học 11NC

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 50)

b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và

2.2.1.Phân tích nội dung cấu trúc chương trình hóa học 11NC

- Như chúng ta đã biết, chương trình hóa học bao giờ cũng là hệ thống những kiến thức cơ bản về hóa học đã được lựa chọn theo những nguyên tắc nhất định phụ thuộc vào yêu cầu và mục tiêu đào tạo của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vào đặc điểm của sự phát triển khoa học hóa học và những quy luật sư phạm nhất định. Chương trình hóa phổ thông là hệ thống những kiến thức cơ bản nhất, đã được lựa chọn cẩn thận phù hợp với mục tiêu đào tạo, với trình độ khoa học hiện đại và với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi học sinh mỗi cấp học. Hệ thống những kiến thức đó bao gồm những kiến thức cơ bản, mấu chốt nhất, có thể dùng làm nền tảng, làm vũ khí để người học có khả năng tiếp tục đi sâu vào nghành khoa học này, cũng như vào các nghành có nội dung liên quan. Có thể nói đó là hệ thống những hiểu biết quan trọng nhất mà không có chúng thì không thể hiểu và học hóa học được.

- Đối với chương trình hóa học phổ thông Việt Nam, những kiến thức cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của nó chính là những nhóm khái niệm cơ bản sau đây: + Những khái niệm về từng phản ứng riêng rẽ, cụ thể về các loại phản ứng hóa học và khái niệm tổng quát về phản ứng hóa học.

+ Những khái niệm về chất. Các chất cụ thể, phân loại các chất, khái niệm tổng quát.

+ Những khái niệm về nguyên tố hóa học: Về từng nguyên tố hóa học, khái niệm tổng quát và khái niệm về định luật và hệ thống tuần hoàn.

+ Những khái niệm chung và trừu tượng phản ánh đặc tính của các nguyên tố, các chất và những biến hóa của chúng đã được lấy để xét như độ âm điện, hóa trị, số OXH...

+ Những khái niệm về cấu tạo chất và về những định luật hóa học chi phối sự tác dụng tương hỗ và những biến hóa của các chất.

+ Những khái niệm về ứng dụng thực tiễn quan trọng có tính chất kỹ thuật tổng hợp của phản ứng hóa học phục vụ cho cuộc sống, sản xuất và trong khoa học kỹ thuật. + Những khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng cho hóa học. - Nhìn chung các khái niệm cơ bản về hóa học được hình thành trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

+ Từ lúc bắt đầu tìm hiểu hóa học cho tới trước khi nghiên cứu thuyết nguyên tử, giai đoạn này thường ngắn ngủi.

+ Từ thuyết nguyên tử đến trước lúc nghiên cứu định luật tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và sự điện ly.

+ Từ sau đó tới trước khi học thuyết cấu tạo hóa học. + Từ thuyết cấu tạo hóa học đến hết chương trình.

- Một khái niệm hóa học không nhất thiết phải trải qua bốn giai đoạn. Muốn biết một khái niệm cụ thể phải trải qua những giai đoạn nào, người giáo viên phải phân tích sâu sắc chương trình, sách giáo khoa, Trước hết phải tìm ra chỗ xuất phát của nó trong hệ thống, các khái niệm, nói cách khác tìm ra vị trí của nó trong sơ đồ chung, từ đó ta mới xét xem nó có thể hình thành ngay lập tức khắc hay phải trải qua nhiều giai đoạn. Rồi xét xem nó phải trải qua mấy giai đoạn cụ thể, trong mỗi giai đoạn ấy nội dung cần truyền thụ phải có mức độ ra sao, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp...

- Trong chương trình hóa học phổ thông thì chương trình hóa 11 có nội dung chương trình nặng nhất, đồng thời có bước chuyển giao giữa việc nghiên cứu hợp chất vơ cơ sang hữu cơ. Vì vậy lượng kiến thức nằm trong khối 11 tương đối lớn. Thời gian cho mỗi tiết học để cung cấp đủ lượng kiến thức trong mỗi bài cho học sinh tương đối khó khăn. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên khi giảng dạy phải xác định được lượng kiến thức chủ đạo trong mỗi bài để có thể truyền tải hết cho học sinh.

Muốn làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải nghiên cứu kỹ và xác định được phương pháp giảng dạy cụ thể.

- Chương trình hóa 11 NC gồm 2 phần chính + Vô cơ * Chương 1: Sự điện ly * Chương 2: Nhóm Nitơ * Chương 3: Nhóm cacbon + Hữu cơ

* Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ * Chương 5: Hidrocacbon no

* Chương 6: Hidrocacbon không no

* Chương 7: Hidrocacbon không thơm. Nguồn hidrocacaabon thiên nhiên * Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol- Phenol

* Chương 9: Andehit- Xeton- Axit cacboxylic

- Như vậy nội dung chương trình hóa 11 có sự kế thừa tiếp các nội dung của chương trình hóa lớp 10 đồng thời là nền tảng của chương trình hóa hữu cơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 50)