Tiết 17: Bài 11: Amoniac và muối amoni

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 86)

b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và

2.3.4. Tiết 17: Bài 11: Amoniac và muối amoni

A - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức HS biết được : - Ứng dụng, cách điều chế NH3 - Tính chất vật lí của muối Amoni

- Tính chất hoá học: Phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hoá, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hoá).

− Ứng dụng của muối amoni.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng và một số bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Thái độ

- Nâng cao tình cảm yêu khoa học .

- Có ý thức gắn những hiểu biết về khoa học với đời sống .

4. Trọng tâm :

- Hiểu được các tính chất hóa học muối amoni .

B- PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại C- CHUẨN BỊ :

- Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, tấm kính trắng - Hóa chất: NH4Cl, NaOH, AgNO3, H2O

- Tranh hình 2.6 SGK - Máy chiếu

D- THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. Ổn định

2. Bài cũ: Nêu tính chất hóa học của amoniac. 3. Bài mới

Hoạt động cúa giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng, phương pháp điều chế NH3

GV: Trình chiếu một số hình ảnh về ứng dụng của NH3 từ đó yêu cầu hs tổng kết lại.

Yêu cầu HS tìm hiểu ứng dụng của NH3

GV: Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp NH3 được điều chế như thế nào ?

GV: Làm thế nào để cân bằng chuyển dịch về phía NH3 ? Điều kiện nào là tốt nhất cho quá trình điều chế NH3

GV: Dùng sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3 để giải thích quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong thiết bị tổng hợp NH3 .

IV. ỨNG DỤNG

- Sản xuất phân đạm, axit nitric

- Điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.

- Dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh

V. ĐIỀU CHẾ :

1. Trong phòng thí nghiệm :

- Cho muối amoni tác dụng với kiềm nóng

2NH4Cl+Ca(OH)2 → 2NH3 +CaCl2+2H2O

- Đun nóng dung dịch amoniac đặc .

2 . Trong công nghiệp:

N2(k) + 3H2(k)  2NH3

∆H = - 92 kJ

- Phản ứng điều chế NH3 là một quá trình thuận nghich do đó có thể vận dụng các yếu tố chuyển dịch cân bằng để tăng hiệu suất phản ứng như hạ nhiết độ và tăng áp suất. Tuy nhiên nếu hạ nhiệt độ thì phản ứng xảy ra chậm còn nếu áp suất quá cao thì thiết bị cồng kềnh và phức tạp vì vậy điều kiện thích hợp để có hiệu suất cao là:

- Với nhiệt độ : 450 – 5000C .

- Áp suất : 300 – 1000 at

- Chất xúc tác : Fe hoạt hóa .

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của muối amoni

GV: - Cho HS quan sát tinh thể muối amoni clorua.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ :

- Hòa các tinh thể muối amoni clorua vào nước , dùng qùi tím để thử môi trường của d2 NH4Cl

- Hãy nhận xét trạng thái , màu sắc , tính tan

tử gồm cation NH4+ và anion gốc axit . - Muối amoni đều dễ tan trong nước và khi tan điện ly hoàn toàn thành các ion .

Ví dụ :

NH4Cl → NH4+ + Cl- - Ion NH4+ không có màu .

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối amoni

GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm :

Chia dd Nh4Cl ở trên vào 2 ống nghiệm - Ống 1 : NH4Cl + NaOH

- Ống 2 : NH4Cl + AgNO3

Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và nhận xét.

GV hướng dẫn thí nghiệm:

Cho NH4Cl vào ống nghiệm, đun nóng . Yêu cầu HS quan sát, viết phương trình, nhận xét.

GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ như

II . TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1 . Phản ứng trao đổi ion :

-Ống nghiệm 1: có khí không màu mùi khai bay ra.

NH4Cl+NaOH →NH3↑ + NaCl + H2O (1)

NH4+ + OH- → NH3↑ +H2O

→ Phản ứng này dùng để điều chế NH3 trong PTN

- Ống nghiệm 2: Có kết tủa trắng xuất hiện. NH4Cl +AgNO3 → AgCl↓ + NH4NO3 (2) Cl- +Ag+→ AgCl ↓. → Các phản ứng trên là phản ứng trao đổi 2 – Phản ứng nhiệt phân : a.

Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxihóa :

- Hiện tượng: Muối ở đáy ống nghiệm hết , xuất hiện muối ở gần miệng ống nghiệm

Ví dụ :

(NH4)2CO3, NH4HCO3

Lưu ý HS: NH4HCO3 là thành phần của bột nở .

Gv: Có thể cung cấp thêm cho Hs về cơ chế của bột nở khi cho vào trong quá trình làm bánh.

GV: Yêu cầu Hs viết phương trình điều chế N2 trong phòng thí nghiệm. Sau đó cho HS đối chiếu so sánh với trường hợp nhiệt phân ở trên và rút ra nhận xét.

HCl(k) + NH3(k)→ NH4Cl(r)

(NH4)2CO3→ NH3 +NH4HCO3 NH4HCO3→NH3 +CO2 + H2O

NX: Khi đun nóng bị phân hủy thành

amoniac và axit

b. Muối tạo bởi axít có tính oxihóa :

Ví dụ :

NH4NO2→ N2 + 2H2O.

NX: Muối amoni có chứa gốc của axit có

tính oxihoa như axít nitrơ , axít nitric khi bị nhiệt phân cho ra N2 hoặc N2O và nước

NH4NO3→ N2O + 2H2O .

-Về nguyên tắc : tuỳ thuộc vào axit tạo

thành mà muối amoni có thể bị oxi hoá thành các sản phẩm khác nhau .

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

GV: Yêu cầu HS làm bài 6,7 sgk. GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau:

Bài 1: Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 4500C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol hỗn hợp khí.

a/ Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng . b/ Tính thể tích (đkt) khí ammoniac được tạo thành. Giải N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3(k) ban đầu 2 7 0 phản ứng: x 3x 2x cân bằng: 2-x 7 – 3x 2x Tổng số mol khí lúc cân bằng: 2 –x + 7 – 3x + 2x = 9 – 2x Theo đề ra: 9 – 2x = 8,2 x = 0,4

Bài 2: Chỉ dùng thêm một hóa chất hãy phân biết:

(NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 , NaCl.

GV: Nhắc nhở HS về làm bài tập sgk và đọc bài axitnitric và muối nitrat.

% 20 2 % 100 . 4 , 0 =

b/ Thể tích (đkt) khí ammoniac được tạo thành: 2.0,4. 22,4 = 17,9 (lít)

Bài 2: Dùng Ba(OH)2

- Có kết tủa trắng và khí mùi khai NH3 là: (NH4)2SO4

- Có khí mùi khai là NH4Cl - Có kết tủa trắng là Na2SO4 - Không hiện tượng là NaCl

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w