Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 124)

b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máy tính và

3.4. Phương pháp thực nghiệm

3.4.1. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo phương pháp đối chứng:

Các lớp thực nghiệm chúng tôi dạy theo quy trình đã lựa chọn sẵn nghĩa là có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận trước khi soạn một giáo án. Khi giảng theo giáo án đã chuẩn bị theo quy trình định sẵn này GV đóng vai trò điều khiển quá trình tư duy, thu nhận kiến thức của học sinh. Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Còn ở các lớp đối chứng chúng tôi dạy theo phương pháp truyền thống, nghĩa là giáo viên không có kế hoach trước cho việc soạn một giáo án , trong đó GV chủ yếu sử dụng phương pháp theo tính tự phát thường thuyết trình chủ yếu và có sự kết hợp với phương pháp đàm thoại. Trong đàm thoại các câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức nhiều hơn là để làm điểm tựa cho phần thuyết trình của GV.

Song song với việc dạy, chúng tôi thường xuyên kiểm tra vở ghi của học sinh, tìm hiểu việc học tập ở nhà, thường xuyên kiểm tra miệng, để nắm bắt được mức độ tư duy của học sinh và độ bền của kiến thức.

3.4.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đồng loạt hai lần: Lần đầu tiên tiến hành sau khi đã kết thúc chương học. Sau 2 tuần chúng tôi tiến hành kiểm tra lại (không báo trước cho học sinh) với nội dung kiểm tra như đã trình bày phần trước, mục đích là để kiểm tra độ bền kiến thức của học sinh.

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích định tính

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã dự một số giờ hóa của các GV thuộc các trường trên. Đã tiến hành dạy 72 tiết ở cả 6 lớp thực nghiệm, tiến hành kiểm tra và chấm 462 bài. Sau khi tiến hành phân tích kết quả thu được như sau:

Qua quan sát phỏng vấn, dự giờ chúng tôi thấy rằng: Dạy học theo quy trình định sẵn ở trên mang lại hiệu quả cao hơn so với diễn giảng thông thường. Sử dụng phương án này kích thích được tính ham hiểu biết ở các em làm cho các em sôi nổi hơn, nhiệt tình xây dựng bài cùng GV. Khi trao đổi với học sinh về cách thức học mới này, đa số các em trả lời có hứng thú, chủ động và tự giác tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên có một số em do chưa quen nên chưa hòa nhập và ngại suy nghĩ những câu khó.

Khi trao đổi trực tiếp với một số giáo viên về quy trình chuẩn bị một giáo án và việc vận dụng nó vào thiết kế bài giảng thì đa số GV đều nhất trí rằng: Việc chuẩn bị một giáo án đầy đủ các bước thì huy động tốt hoạt động nhận thức của học sinh.Thế nhưng việc vận dụng nó vào vào bài giảng còn khó, việc tìm ra các phương pháp giảng dạy cho phù hợp nội dung của bài học đòi hỏi GV phải chuyên tâm, có sự đầu tư nhiều về mặt thời gian và trí tuệ.

Có một số GV đã vận dụng các tình huống dạy học nêu vấn đề vào bài giảng song vì điều kiện cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm ở trường còn hạn chế, thời gian chuẩn bị thí nghiệm còn khó khăn (không có phụ tá thí nghiệm).

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w