Thí nghiệm hoá học

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 28)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.2.4.1. Thí nghiệm hoá học

Trong dạy học hoá học, thí nghiệm hoá học thường được sử dụng để chứng minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của GV về các kiến thức hoá học. Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện để nghiên cứu tính chất các chất, hình thành các khái niệm hoá học.

Sử dụng thí nghiệm trong dạy hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác, tìm kiếm kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Các thí nghiệm dùng trong giờ dạy hoá học chủ yếu cho HS thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra giả thuyết, dự đoán. Các thí nghiệm phức tạp được GV biểu diễn và cũng được thực hiện theo hướng nghiên cứu. Các dạng sử dụng thí nghiệm hoá học nhằm mục đích minh hoạ, chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần và được đánh giá là ít tích cực. Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do GV biểu diễn hay do HS, nhóm HS tiến hành đều được đánh giá là có mức độ tích cực cao.

Tổ chức cho HS dùng TN nghiên cứu tính chất của các chất chính là quá trình đưa HS tham gia hoạt động nghiên cứu một cách tích cực. GV cần hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động như:

+ Nhận thức rõ vấn đề học tập và nhiệm vụ đặt ra .

+ Phân tích, dự đoán lý thuyết về tính chất của chất cần nghiên cứu. + Đề xuất các thí nghiệm để xác định các tính chất đã dự đoán. + Lựa chọn dụng cụ, hoá chất, đề xuất cách tiến hành thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận sự đúng, sai của những dự đoán .

Đây là quá trình sử dụng thí nghiệm tổ chức cho HS hoạt động nghiên cứu trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới. Hình thức này nên áp dụng cho lớp HS khá, lớp chọn thì có hiệu quả cao hơn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập GV cần chuẩn bị chu đáo, theo dõi chặt chẽ để hướng dẫn, bổ sung chỉnh lý cho HS.

a) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.

Thí nghiệm hoá học được dùng như là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả thuyết, dự đoán khoa học đưa ra.

Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp HS hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

Khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì GV đã tổ chức cho HS tập làm người nghiên cứu: HS hiểu mục đích nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương án thực hiện việc kiểm nghiệm các dự đoán đưa ra, tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm, tìm ra kiến thức cần thu nhận. Bằng cách đó HS vừa thu được kiến thức hoá học qua sự tìm tòi vừa có được phương pháp nhận thức hoá học cùng các kỹ năng hoá học cơ bản.

b) Sử dụng thí nghiệm đối chứng.

Để hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về một quy luật, tính chất của chất ta cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hoá học ở dạng ĐC để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý.

Từ các thí nghiệm ĐC mà HS đã lựa chọn, tiến hành và quan sát thì sẽ rút ra những nhận xét đúng đắn, xác thực và nắm được phương pháp giải quyết vấn đề học tập bằng TN. GV cần chú ý hướng dẫn HS cách chọn thí nghiệm ĐC, cách tiến hành thí nghiệm ĐC, dự đoán hiện tượng trong các thí nghiệm

đó rồi tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận về kiến thức thu được.

c) Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề.

Trong dạy học nêu vấn đề là khâu quan trọng là xây dựng bài toán nhận thức, tạo tình huống có vấn đề. Trong dạy học hoá học ta có thể dùng thí nghiệm hoá học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong HS. Khi dùng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề GV cần nêu ra vấn đề nghiên cứu

bằng thí nghiệm, tổ chức cho HS dự đoán kết quả thí nghiệm, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có của HS, hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm. Hiện tượng thí nghiệm không đúng với điều dự đoán của đa số HS khi đó sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS tìm tòi giải quyết vấn đề. Kết quả là HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn đề và có niềm vui của sự nhận thức.

Việc giải quyết các bài tập nhận thức do thí nghiệm hoá học tạo ra, giúp HS tìm ra kiến thức mới một cách vững chắc và có niềm vui của người khám phá. Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể tổ chức cho HS thảo luận đưa ra dự đoán, nêu ra những câu hỏi xuất hiện trong tư duy của HS . Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu vấn đề được đánh giá có mức độ tích cực cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương nitơ photpho (hóa học 11 nâng cao) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w