Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 31)

Dựa vào phương trình Dupont, có thể nhận thấy, chỉ tiêu hiệu quả tài chính doanh nghiệp (ROE) chịu sự ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: hiệu quả kinh doanh, cấu trúc tài chính và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, qua công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

x Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE)

=

Thu nhập ròng – lãi vay

x (1 – thuế suất) x

Tổng tài sản

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Thu nhập ròng – lãi vay

x (1 – thuế suất) x Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản

Qua công thức này, ta có thể thấy tác động của đòn bẩy tài chính hay cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính như sau:

- Trong mối quan hệ trên, hiệu quả kinh doanh (chính là tỷ suất thu nhập ròng trên tài sản) có mối quan hệ với hiệu quả tài chính. Nếu hiệu quả tài chính lớn hơn lãi suất vay vốn thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Rõ ràng, hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên gia tăng vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu như doanh nghiệp vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ hoặc cao hơn.

- Nếu hiệu quả kinh doanh nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì việc vay nợ sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp không nên gia tăng vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. - Nếu hiệu quả kinh doanh bằng lãi suất vay vốn thì việc dùng nợ của doanh

nghiệp ít có tác động đến hiệu quả tài chính. Khi đó doanh nghiệp có thể gia tăng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nhu cầu vốn cho sản suất kinh doanh, tùy thuộc vào tỷ suất nợ hiện tại của doanh nghiệp. - Đòn bẩy tài chính thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Có thể

thấy rằng, ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Đây chính là thành tích của một chính sách tài chính tốt. Nếu doanh nghiệp sử dụng khéo léo nguồn vốn vay thì cùng một hiệu quả kinh doanh, nó có thể tạo ra lợi nhuận tăng hơn rất nhiều so với trước.

- Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao thì các doanh nghiệp phải nộp một khoản thuế thu nhập nhiều cho nhà nước. Vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 31)