Qui mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 25)

Lý thuyết đánh đổi cho rằng quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các doanh nghiệp lớn thường có tính chất đa dạng hóa cao hơn, ít rủi ro dẫn đến sự phá sản hay chi phí phá sản thấp. Và quy mô càng lớn doanh nghiệp càng có uy tín cao hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Do vậy, doanh nghiệp lớn tiếp cận vốn vay từ bên ngoài dễ hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, lý thuyết về chi phí đại diện cũng cho rằng chi phí đại diện cũng thật sự lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp này có động lực chấp nhận rủi ro để tăng trưởng, đặc biệt nếu các doanh nghiệp có đặc tính trách nhiệm hữu hạn về vốn. Mối quan hệ này cũng được giải thích bởi vấn đề bất cân xứng về thông tin. Rajan và Zingales (1995) cho rằng các doanh nghiệp lớn có khuynh hướng công bố thông tin cho người bên ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin ít hơn với các doanh nghiệp lớn làm các doanh nghiệp nhỏ khó có điều kiện để tiếp cận các khoản tín dụng và có khuynh hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn các khoản nợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường đa dạng hóa hơn và có chi phí đại diện thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với

các doanh nghiệp nhỏ hơn, có dòng tiền ổn định hơn, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Tóm lại, những đặc điểm nêu trên dẫn đến quy mô có quan hệ cùng chiều với cấu trúc tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam (Trang 25)